Những trò chơi sau đây có thể làm cho các em vui vẻ và phấn khởi để bắt đầu vào các chương trình khác. Có thể nói đây là những trò chơi giải trí vui nhộn (ice breaker).
1. THÒ THỤT
Trò chơi này gồm một số LỜI NÓI và ĐỘNG TÁC; thí dụ: khi người quản trò nói: "THÒ", các em sẽ giơ tay thẳng ra đàng trước và cùng nói: "THÒ"; khi người quản trò nói: "Thụt", các em sẽ rụt tay vào và cùng nói: "Thụt".
Điều làm cho các em bị bối rối là các em CHỈ LÀM VÀ NÓI THEO NHỮNG GÌ NGƯỜI QUẢN TRÒ NÓI, và đừng làm theo những gì người quản trò làm.
Thí dụ, người quản trò nói: "THÒ", nhưng lại rụt tay của mình vào; các em sẽ phải THÒ tay của mình ra và nói: "THÒ", đừng thụt tay vào và nói thò, như thế là nghịch nhau.
Tùy mức độ quen thuộc của các em, người quản trò có thể làm nhanh hoặc chậm hoặc thay đổi mức độ phức tạp của trò chơi.
2. NGỒI XUỐNG-ĐỨNG LÊN
Khi người quản trò nói: “NGỒI”, các em nói: “XUỐNG” và ngồi xuống. Khi người quản trò nói “ĐỨNG”, các em nói: “LÊN” và đứng dậy.
Các kiểu nói: TRỜI TA --- TA ĐỨNG
ĐẤT TA ---- TA NGỒI
HƯỚNG TÂM --- LÊN
VỀ ĐẤT ----------- HỨA
3. CAO-LÙN-DÀI-NGẮN
Trò chơi này gồm có 4 động tác:
* CAO - giơ một tay lên cao (cao đầu) và một tay xuống đất.
* LÙN - giơ hai tay ra đàng trước, hai bàn tay để sát nhau.
* DÀI - dang hai tay ngang rộng ra.
* NGẮN - thu hai tay lại ở đàng trước, hai bàn tay sát với nhau hướng theo chiều ngang.
4. CHƯỞNG - CHỈ - CHỎ - TRẢO
* CHƯỞNG: giơ bàn tay phải ra đàng trước, năm ngón tay khép lại.
* CHỈ: giơ một ngón tay ra đàng trước.
* CHỎ: giơ cùi chỏ (cùi tay) ra trước.
* TRẢO: giơ bàn tay ra đàng trước, năm ngón tay cong lại giống như đang chộp vật gì.
5. CON THỎ
* CON THỎ: các em chụm năm đầu ngóc tay của bàn tay phải lại và giơ lên cao.
* ĂN CỎ: các em chụm năm đầu ngón tay lại và cúi xuống đất, ngón tay chạm đất.
* UỐNG NƯỚC: các em chỉ tay vào miệng của mình ra dấu đang uống nước.
* CHUI VÔ HANG: các em chỉ tay vào tai của mình và ngoáy ngoáy ra điệu bộ con thỏ đang chui vô hang.
6. LÀM VÀ NÓI NGƯỢC NHAU
Các em đứng theo vòng tròn, người quản trò sẽ bắt đầu trò chơi. Khi người quản trò chỉ tay vào chân của mình và nói: “ĐÂY LÀ CÁI TAY CỦA TÔI”; các em sẽ phải chỉ thay vào tay của mình và nói: “ĐÂY LÀ CÁI CHÂN CỦA TÔI”.
Khi người quản trò chỉ tay vào bụng của mình và nói “đây la` cái LƯNG của tôi”, các em sẽ phải chỉ tay vào lưng của mình và nói: “đây là cái BụNG của tôi.”
Các em sẽ phải LÀM theo LỜI NÓI của quản trò và NÓI theo CỬ ĐỘNG của quản trò. Lời nói và cử động ngược nhau.
7. CU TÍ BẢO
Người quản trò sẽ sửa soạn một số động tác vui nhộn; thí dụ: nhẩy đá chân, vỗ vai người bên cạnh, vỗ đầu xoa bụng...
Các em phải cẩn thận lắng nghe người quản trò. Chỉ khi nào có 3 chữ “CU TÍ BẢO” ở đầu câu thì các em mới phải làm theo; nếu không có, các em đứng yên.
Em nào say mê trò chơi đến độ làm sai sẽ phải thay thế người quản trò làm “CU TÍ”.
8. CHẬP CHÈNG CHÈNG
Trò chơi này gồm nhiều động tác thích thú tùy thuộc vào người quản trọ Các em sẽ cùng hát chung với nhau điều hát sau đây:
9. “CHẬP CHÈNG CHENG CHENG CHENG”
Khi người quản trò làm cử điệu, các em phải chú ý nhìn và nhớ vì các em sẽ làm theo sau người quản trò 1 cử điệu.
Thí dụ, câu hát đầu tiên và cử điệu đầu tiên là: hai tay giơ lên cao; các em chưa làm theo, chỉ hát theo thôi. Qua câu thứ 2, người quản trò chạm tay xuống đất; các em sẽ bắt đầu làm cử điệu thứ nhất tức là giơ hai taylên cao. Qua câu thứ ba, các em sẽ làm theo cử điệu thứ 2 tức là chạm tay xuống đất trong khi người quản trò làm cử điệu khác.
Nói tóm lại, các em sẽ làm cử điệu của người quản trò sau một cử điệu.
10. TRUYỀN BỆNH
Các em đứng thành vòng tròn. Người quản trò sẽ bắt đầu trò chơi bằng cách bắt chước điệu bộ của một người bệnh (thí dụ: ho, nhức đẫu, đâu chân, cùi, kinh phong...) Người quản trò sẽ làm điệu bộ của người mang bệnh và đi một vòng tròn. Thình lình, người quản trò sẽ đụng vào một em nào đó đang đứng trong vòng tròn; em đó sẽ phải bắt chước điệu bộ người bệnh mà người quản trò vừa mới làm và đi một vòng tròn.
Sau đó, em sẽ bắt đầu một chứng bệnh mới. Em sẽ bắt chước điệu bộ của một người mang bệnh đi trong vòng tròn và thình lình đụng vào một em khác. Em này sẽ phải làm giống như trên.
11. TRUYỀN ĐIỆN
Các em ngồi theo vòng tròn. Tùy theo số em tham dự, có thể chọn từ 2 đến 4 em làm “CHUÔNG”. Một em khác tình nguyện ra để bắt.
Các em sẽ nắm tay nhau và đặt trên đùi. Một trong các em làm chuông sẽ bắt đẫu trò chơi bằng cách la lớn: “REEENG” và dùng tay của mình (đang nắm tay người bên cạnh) bấm nhẹ vào người bên cạnh mình. Em được bấm sẽ bấm tay em ngồi bên cạnh mình. Khi em làm chuông ngồi gần đó được bấm tay, em sẽ la lớn “REEENG” và tiếp tục bấm tay người bên cạnh. Em làm chuông có thể đổi chiều dòng điện bằng cách bấm tay 1 trong 2 người ngồi bên cạnh mình. Các em khác chỉ bấm theo chiều dòng điện đang chạy thôi. Em đang bắt sẽ quan sát tay của các em để bắt em nào đang giữ “điện”. Nếu em bắt đúng, em bị bắt sẽ ra thay thế và trò chơi tiếp tục.
12. TÌM BÀI HÁT
Chuẩn bị một số bài hát mà các em quen thuộc. Viết trên 1 tờ giấy nhỏ một đoạn của một bài hát. (Nếu muốn chia nhóm với số người bằng nhau, mỗi bài hát nên chia ra từ 8 đến 10 đoạn)
Phát cho mỗi em một tờ giấy nhỏ, trên đó đã viết một đoạn của một bài hát. Sau hiệu còi bắt đầu, các em sẽ phải tìm những em khác có cùng một bài hát. Vừa khi các em đã góp lại với nhau thành một bài hát đầy đủ, các em sẽ ngồi xuống với nhau thành một đội và hát bài đó.
Đội nào xong và hát trước sẽ thắng trò chơi. Các em sẽ ngạc nhiên và thích thú khi có một số đoạn hát hơi hơi giống nhau nhưng khác bài hát; do đó, các em sẽ phải tìm cho được đoạn đúng nhất của bài hát.
Để thay đổi trò chơi, có thể chọn một số câu ca-dao, thơ, hoặc thành ngữ quen thuộc để các em vừa học vừa chơi.
13. TÔI LÀ AI? (WHO AM I?)
Đây là một trò chơi ồn ào và vui vẻ được dùng như là một nhịp cầu để mọi người làm quen với nhau. Chuẩn bị một số tên danh nhân và viết trên mỗi tờ giấy nhỏ một tên. Dán hoặc ghim tờ giấy đó vào lưng của mỗi em. Mỗi em sẽ mang một tên danh nhân nhưng em không biết tên đó là gì; tuy nhiên, em biết tên của những em khác, (nhiều em có thể có cùng một tên).
Để biết mình tên gì, các em sẽ phải đặt câu hỏi với các em khác. Mỗi em chỉ được hỏi 1 câu hỏi với một em trong 1 lần, và phải hỏi em khác cho đến khi tìm ra được tên của mình. Khi một em được hỏi, em chỉ được phép trả lời “ĐÚNG” hay “SAI”.
Khi em nào có thể đoán được mình tên gì, em sẽ đến nói nhỏ với người điều khiển trò chơi để chứng minh đúng hay sai. Nếu em đoán trúng, người điều khiển sẽ viết tên em vào danh sách. Nếu em đoán sai, em sẽ phải tiếp tục đi hỏi các em khác nữa cho đến khi biết được tên của mình.
Một số câu hỏi tượng trưng : "Tôi còn sống không?", "Tôi đánh nhau với Tàu phải không?", "Tôi viết bài Bình Ngô Đại Cáo phải không?"...
14. VẼ TRANH (ART GALLERY)
Tất cả các em sẽ có dịp vẽ tranh. Mỗi em sẽ vẽ một phần và các em sẽ không biết đó là bức tranh gì cho đến khi bức tranh hoàn tất.
Đầu tiên, chuẩn bị một miếng giấy vẽ (chừng 11 x 14 inches) và một cây bút chì màu. Em đầu tiên sẽ vẽ một phần nhỏ ở một góc giấy. Mỗi em vẽ không quá 2 inches một đường thẳng hoặc một đường cong tùy thích. Người điều khiển sẽ cuộn góc có hình vẽ lại chỉ để chừa ra nét đó. Người điều khiển sẽ lại cuốn giấy lại và chỉ chừa nét cuối cùng. Các em sẽ lần lượt vẽ cho đến em cuối cùng.
Khi em cuối cùng vẽ xong, người điều khiển sẽ mở bức tranh ra để các em cùng coi!!
Nếu có nhiều đội, chuẩn bị cho mỗi đội 1 giấy vẽ và sau khi các em đã hoàn tất sẽ triển lãm các bức tranh để coi đội nào vẽ đẹp nhất!
(ST)
CÁC BÀI LIÊN QUAN
- TRÒ CHƠI LÀ NHÀ GIÁP DỤC ĐẠI TÀI
- TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NHẸ (1)
- TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NHẸ (2)
- TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG MẠNH
- TRÒ CHƠI THI ĐUA NGOÀI TRỜI
- TRÒ CHƠI BỊT MẮT
- TRÒ CHƠI NGOÀI TRỜI
- TRÒ CHƠI THIÊN NHIÊN (NATURE GAMES)
- TRÒ CHƠI VỚI BONG BÓNG
- TRÒ CHƠI VỚI BANH
- TRÒ CHƠI VỚI BÀI HÁT
- TRÒ CHƠI TRÍ ÓC
-----------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét