HÀNH TRÌNH PHÚC ÂM CỦA SỨ ĐỒ PHAO-LÔ |
Việc hội thánh được Đức Chúa Trời
dấy lên bên trong đế quốc La-mã là bởi sự tể trị của Đức Chúa Trời và
theo ý chỉ của Ngài.
Như chúng ta đã biết, đế quốc La-Mã đạt đến thời kỳ cực thịnh từ năm 46 T.C. đến 180 S.C. đúng vào thời kỳ Chúa Jesus giáng sinh, trải qua cuộc sống làm người, bước vào chức vụ, tuyển chọn và huấn luyện các sứ đồ cho việc lan rộng hội thánh vào đúng thời kỳ cực thịnh này là vì về mặt tích cực, đế quốc La-Mã đem lại sự hòa bình khắp thế giới thời đó, đường giao thông phát triển, việc đi lại dễ dàng, trong khi tiếng La-tin vẫn là ngôn ngữ viết chính của đế chế La Mã, Hy Lạp đã trở thành ngôn ngữ nói của các tầng lớp được giáo dục tốt, như hầu hết các tài liệu nghiên cứu của người La Mã được viết bằng tiếng Hy Lạp... Đã giúp cho sứ đồ Phao-lô cùng các đồng công của ông đã thực hiện nhiều cuộc hành trình rao giảng phúc âm khắp đế quốc La-Mã. Nếu không có một môi trường thuận lợi như vậy, nếu các vương quốc nhỏ lẻ, có biên giới đóng lại để gìn giữ an ninh làm thế nào các sứ đồ có thể đi lại dễ dàng như thế?
Ðế Quốc La-MãNhư chúng ta đã biết, đế quốc La-Mã đạt đến thời kỳ cực thịnh từ năm 46 T.C. đến 180 S.C. đúng vào thời kỳ Chúa Jesus giáng sinh, trải qua cuộc sống làm người, bước vào chức vụ, tuyển chọn và huấn luyện các sứ đồ cho việc lan rộng hội thánh vào đúng thời kỳ cực thịnh này là vì về mặt tích cực, đế quốc La-Mã đem lại sự hòa bình khắp thế giới thời đó, đường giao thông phát triển, việc đi lại dễ dàng, trong khi tiếng La-tin vẫn là ngôn ngữ viết chính của đế chế La Mã, Hy Lạp đã trở thành ngôn ngữ nói của các tầng lớp được giáo dục tốt, như hầu hết các tài liệu nghiên cứu của người La Mã được viết bằng tiếng Hy Lạp... Đã giúp cho sứ đồ Phao-lô cùng các đồng công của ông đã thực hiện nhiều cuộc hành trình rao giảng phúc âm khắp đế quốc La-Mã. Nếu không có một môi trường thuận lợi như vậy, nếu các vương quốc nhỏ lẻ, có biên giới đóng lại để gìn giữ an ninh làm thế nào các sứ đồ có thể đi lại dễ dàng như thế?
Ðế quốc La-mã thành
lập.................... 753
T.C.
Bắt phục Ý-đại-lợi.............................. 343-272
T.C.
Bắt phục xứ Carthage......................... 264-146
T.C.
Bắt phục Hy-lạp và Tiểu-Á
.................. 215-146 T.C.
Bắt phục Tây-ban-nha,
xứ Gaule, nước Anh và dân Teutons 133-31 T.C.
46 T.C. đến 180 S.C. – Tuyệt điểm vinh quang của đế quốc
La-mã. Bờ cõi chạy từ Ðại tây dương đến sông Ơ-phơ-rát, và từ Bắc hải đến sa
mạc Phi-châu. Dân số chừng 120 triệu.
12 Vị Sê Sa (Hoàng Ðế)
1. Jules César (46-44
T.C.) Chúa tể của thế giới La-mã.
2. Auguste (31
T.C.- 14 S.C.) Ðấng Christ giáng sanh đương thời trị vì của ông nầy.
3. Tibère (12-37 S.C.) Ðấng Christ bị đóng đinh vào Thập tự
giá đương thời trị vì của ông nầy
4. Caligula (37-41
S.C.)
5. Claude (41-54 S.C.)
6. Néron (54-68 S.C) Bắt bớ tín đồ Ðấng
Christ. Hành quyết Phao-lô.
7. Galba (68-69
S.C.)
8. Othon (69
S.C.)
9. Vitellius (69 S.C.)
10. Vespasien (69-79 S.C.) Hủy phá Giê-ru-sa-lem.
11. Titus (79-81).
12. Domitien (81-96) Bắt bớ tín đồ Ðấng Christ. Ðày Sứ đồ Giăng.
Năm Hoàng Ðế Tốt
1. Nerva (96-98
S.C.)
2. Trajan (98-117
S.C.) Một trong những hoàng đế tốt nhứt, nhưng bắt bớ tín đồ Ðấng Christ.
3. Hadrien (117-138 S.C.) Bắt bớ tín đồ Ðấng
Christ.
4. Antonin le Pieux (138-161 S.C.) Hoàng đế cao thượng hơn hết, thực
hiện hoàng kim thời đại của vinh quang La-mã, nhưng bắt bớ tín đồ Ðấng Christ.
5. Marc-Aurèle (161-180 S.C.) Bắt
bớ tín đồ Ðấng Christ.
180-476 S.C. – Ðế Quốc La Mã Suy Yếu Và Sụp Ðổ
192-284 S.C. - "Các hoàng đế
trại lính" do quân đội đề cử. Ðây là một thời kỳ nội chiến và tai nạn nội
bộ lan rộng.
Septime-Sévère (193-211 S.C.) Bắt bớ tín đồ Ðấng
Christ.
Caracalla (211-217) Khoan
dung đạo Ðấng Christ.
Elagabalus (218-222) Khoan
dung đạo Ðấng Christ.
Alexandre-Sévère (222-235) Ủng hộ đạo Ðấng Christ.
Maximien (235-238) Bắt bớ
tín đồ Ðấng Christ.
Philippe (244-249) Rất ủng
hộ đạo Ðấng Christ.
Decius (249-251) Bắt bớ
tín đồ Ðấng Christ dữ dội.
Valérien (353-260) Bắt bớ tín đồ Ðấng Christ.
Galiénus (260-268) Ủng
hộ tín đồ Ðấng Christ.
Aurélien (270-275) Bắt bớ
tín đồ Ðấng Christ.
Dioclétien (284-305) Bắt bớ
tín đồ Ðấng Christ dữ dội.
Constantin (306-337) Trở lại
tin theo Ðấng Christ.
Julien bội đạo (361-363) Tìm cách khôi phục
ngẫu tượng giáo.
Jovien (363-364) Tái lập
đạo Ðấng Christ.
Théodose (378-395) Lập đạo
Ðấng Christ làm quốc giáo.
Ðế
Quốc Chia Hai (395)
Tây đế quốc
Honorius (395-423)
Valentinien II (423-455)
Tây đế quốc sụp đổ năm 476, vì tay của các dân dã man, mở
đầu cho Hắc ám Thời đại
|
Ðông đế quốc
Arcadius (395-408)
Théodose II (408-450)
Anastase (491-518)
Justin (527-565)
Ðông đế quốc sụp đổ năm 1453.
|
Từ đống hoang tàn của Tây
đế quốc, đế quốc của Giáo hoàng đã dấy lên, và La-mã còn cai trị thế giới 1000
năm nữa.
(Phần in nghiêng trích "Thánh Kinh Lược Khảo" - vietchristian.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét