8/23/2014

KINH ĐIỂN LÀ GÌ? LÀM THẾ NÀO CHÚNG TA CÓ ĐƯỢC KINH THÁNH NHƯ NGÀY NAY?

Thuật ngữ “kinh điển” được vay mượn từ chữ ‘ka-nõn’ trong Hy văn, có nghĩa là ‘luật’. Từ Thế kỷ thứ 4, thuật ngữ này được các Cơ-đốc nhân dùng để chỉ các sách có thẩm quyền trong Cựu Ước hay Tân Ước. "Kinh điển" Kinh Thánh được định nghĩa là các sách có thẩm quyền được chính thức công nhận là Kinh Thánh. Kinh Thánh được viết bởi trên bốn mươi tác giả trải suốt 1500 năm, dưới sự cảm thúc của Thánh Linh. Kinh điển Kinh Thánh được xác định trong một quá trình trước hết bởi các Ra-bi, các học giả Do Thái và sau đó là các Giáo phụ. Cuối cùng, Đức Chúa Trời đã quyết định các sách thuộc thẩm quyền Kinh Thánh.

Kinh điển Cựu Ước

Kinh điển Cựu Ước được hoàn tất công nhận cho đến sau sự hủy phá Giê-ru-sa-lem vào năm 70 SC. Một số sách đã được công nhận vòa cuối Thế kỷ thứ 2 trước CN) như: Ngũ kinh (còn được gọi là Torah), 2Các Vua, Ê-xơ-tê. Một số sách Tiên tri như Ê-xê-chi-ên, các Thi Thiên, Châm ngôn, Truyền đạo, Nhã ca... Các sách còn lại khác nhau tùy thuộc vào các trường phái Do Thái. Phái Pha-ri-si chấp nhận hai mươi bốn sách, tương đương với ba mươi chín sách của Cựu Ước ngày nay. Mười cuốn sách giải thích trong bản Bảy Mươi (bản dịch tiếng Hy Lạp của Kinh Thánh tiếng Do Thái) đã bị từ chối vì những nguyên tắc nghiêm ngặt của kinh điển: sách phải phù hợp với Torah, và phải được viết ở Palestine, viết bằng tiếng Do Thái, phải trước sách E-xơ-ra (khoảng 400 trước Công nguyên). Mặc dù Kinh Thánh Công Giáo ngày nay bao gồm các Ngụy kinh, đại đa số các học giả Do Thái xem Ngụy kinh chỉ là tài liệu tốt về lịch sử và tôn giáo, nhưng không được xem ngang hàng với Kinh Thánh tiếng Do Thái được Đức Chúa Trời cảm thúc. Cuộn Biển chết (The Dead Sea Scrolls) được phát hiện vào năm 1947, có một vài khác biệt nhỏ, nhưng chúng khá giống Kinh Thánh mà người Do Thái chấp nhận cho đến ngày nay.

Kinh điển Tân Ước

Quá trình thu thập và công nhận các sách Tân Ước được hội thánh bắt đầu trong các Thế kỷ đầu tiên. Một số sách Tân Ước đã sớm được công nhận được Đức Chúa Trời hà hơi. Phao-lô được coi là tác phẩm của Lu-ca là là có thẩm quyền như Cựu Ước (1Tim 5:18), xem thêm (Phục 25; Lu 10:7).Phi-e-rơ công nhận các tác phẩm của Phao-lô là Kinh Thánh (2Phi 3:15-16).Giáo phụ Clêmentê thành Rô-ma đã đề cập ít nhất tám sách Tân Ước (năm 95 SC). Ignatius người An-ti-ốt công nhận bảy sách (năm 115 SC). Polycarp, một môn đệ của sứ đồ Giăng, thừa nhận 15 cuốn sách (năm 108 SC). Sau đó, I-rê-nê công nhận 21 quyển (năm 185 SC). Hippolytus công nhận 22 sách (170-235 SC).

"Kinh điển" đầu tiên là Muratorian Canon, biên soạn vào năm 170, bao gồm tất cả các sách Tân Ước, ngoại trừ Hê-bơ-rơ, Gia-cơ và 3Giăng. Hội đồng Lao-đi-xê (năm 363) kết luận rằng chỉ có Cựu Ước (cùng với Apocrypha) và 27 sách Tân Ước đã được đọc trong các hội thánh. Hội đồng thành Hippo (năm 393) và Carthage (năm 397) tái khẳng định 27 sách Tân Ước là có thẩm quyền.

Các nguyên tắc kinh điển được sử dụng tại các hội đồng để thẩm định xem sách nào trong Tân Ước thực sự được Đức Chúa Trời hà hơi: thứ nhất, tác giả phải là một trong các sứ đồ hoặc có sự kết nối chặt chẽ với các sứ đồ. Thứ hai, sách đó phải được chấp nhận bởi Thân thể. Thứ ba, sách phải có tính nhất quán về tín lý và sự giảng dạy chính thống. Cuối cùng, sách phải có bằng chứng về giá trị đạo đức và thuộc linh cao sẽ phản ánh công tác của Thánh Linh là tác giả thần thượng. Quan trọng nhất, sách phải được Đức Chúa Trời thừa nhận, và chỉ duy Ngài, xác định những sách nào thuộc Kinh Thánh. Đức Chúa Trời hà hơi, cảm thúc các môn đồ Ngài những gì Ngài đã quyết định. Quá trình con người thu thập các sách của Kinh Thánh có thể sai lầm, nhưng Đức Chúa Trời, trong sự tể trị của Ngài, và qua sự hạn chế của con người, Ngài đã dùng Hội thánh đầu tiên công nhận các sách được Ngài hà hơi. Và các sách được công nhận như ngày hôm nay chính là kinh điển của Kinh Thánh.
H.N


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét