7/09/2011

ĐỌC-CẦU-NGUYỆN LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI


Ngay khi một em bé ra đời, điều cần nhất là bú sữa để được nuôi dưỡng. Nếu không được nuôi dưỡng, đứa bé sinh ấy chẳng nhng không lớn lên cách bình thường, chẳng bao lâu sẽ trở nên yếu ớt cuối cùng chết đi. Sau khi được cứu và được tái sinh, nhu cầu cấp thiết nhất của chúng ta cũng là học cách nhận lãnh Chúa làm sữa chất dinh dưỡng thuộc linh. Nếu thiếu sự nuôi dưng thuộc linh, chúng ta không cách nào tăng trưởng đúng đắn và chẳng bao lâu chúng ta sẽ chết về mặt thuộc linh.
Trong các sách Phúc Âm, Chúa Giê-su trình bày chính Ngài như bữa tiệc để chúng ta ăn uống. Trong Giăng chương 4, Ngài nói Ngài là nước sống động cho chúng ta uống. Trong chương thứ sáu của sách này, Ngài nói Ngài là bánh sự sống cho chúng ta ăn. Rồi trong 1Cô-rin-tô chương 12, Kinh Thánh chép: “Chúng ta... đã chịu uống cùng một Thánh-Linh”. Chúng ta uống Ngài, chúng ta ăn Ngài và nhờ đó vui hưởng Ngài, nhận lãnh Ngài là chất b ng thuộc linh của mình. Chúng ta phai ngợi khen Chúa vì Giê-su Christ đã trình bày chính Ngài cho chúng ta như bữa tiệc để đáp ứng mọi nhu cầu và cung ứng mọi s cho chúng ta. Chúng ta đều biết danh Ngài là Đấng TA LÀ vĩ đại, có nghĩa TA LÀ bất cứ điều gì dân Ta cần.

LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI TRỞ NÊN THỨC ĂN CHO CHÚNG TA
Trong  1Phi-e-rơ 2:2-3 chúng ta phân đoạn quan trọng nhất: “Hãy ham thích sữa thuộc linh tinh khiết của Lời (Đạo - BTT) như con đỏ mi đẻ, hầu cho anh em nhờ đó lớn lên mà đạt đến s cứu rỗi - nếu anh em thật đã nếm Chúa nhân t”. Những câu này quan trọng đối với chúng ta cho biết rõ cách nếm Chúa, ấy hãy uống “sữa thuộc linh tinh khiết của Lời”. Nếu muốn nếm biết Đng Christ, chúng ta phải uống sa của Lời Chúa vào trong mình. Rồi chúng ta sẽ đưc nuôi dưỡng để lớn lên về mặt thuộc linh. Ngi khen Chúa, Kinh Thánh nói nếm! Kinh Thánh không nói chúng ta biết phương diện này hay phương diện kia về Chúa, nhưng nói rằng chúng ta nếm Chúa. Khi uống sữa của Lời Chúa, chúng ta thật sự nếm Chúa. Vì vậy phương cách để chúng ta nếm Chúa đơn giản uống sữa của Lời Chúa. Lời Chúa không nhưng để chúng ta nghien cứu hay học hỏi, hơn na, còn đ chúng ta nếm. Phương cách Chúa nuôi dưỡng Thân Thể Ngài là bằng Lời Ngài. Nếu chúng ta muốn vui hưởng Chúa được nuôi dưỡng bởi Ngài, chúng ta phải đến với Lời Chúa để nếm Ngài.
Tuy nhiên, hầu hết chúng ta quan niệm rằng Kinh Thánh là một loại sách dạy dỗ, một quyển sách đầy những giáo lý. Do đó, chúng ta đến với Lời Chúa với ý định để hiểu biết một điều đó. Trong cả đời sống Cơ-đốc của mình, chúng ta đã nhận lãnh bao nhiêu Li Chúa làm thức ăn cho linh mình? Phải thành thật trả lời rằng hầu hết chúng ta đã ăn rất ít. Chúng ta không được đến với Kinh Thánh chỉ đ học hỏi và hiểu biết. Kinh Thánh không phải cây kiến thức; Kinh Thánh cây sự sống! Nếu chúng ta ăn Lời Đức Chúa Trời như cây kiến thức, thì chúng ta đã dùng Kinh Thánh cách sai lầm, 2Cô-rin-tô 3:6 nói rằng văn tự làm cho chết. Chúng ta đừng bao gi nhận lấy Kinh Thánh như một quyển sách văn tự, nhưng phải nhận lấy như sách sự sống.

Mọi Cơ-đốc nhân đều biết chức năng của Lời Đức Chúa Trời là mặc khải Đức Chúa Trời cho chúng ta. Mặc dầu điều ấy đúng, nhưng đó không phi chức năng chính cua Kinh Thánh. Chức năng chính của Kinh Thánh là truyn Đức Chúa Trời vào trong chúng ta như s sống chất dinh dưỡng ca sống. Kinh Thánh không những cho chúng ta kiến thức về Đức Chúa Trời và tình yêu của Ngài, mà còn truyền chính Đức Chúa Trời vào trong chúng ta. Mỗi khi đọc Kinh Thánh, chúng ta không nên chỉ cố gắng hiểu biết Kinh Thánh, nhưng hãy nhận lãnh một điều gì đó thuộc yếu thể tính của Đức Chúa Trời vào trong mình giống như chúng ta ăn thức ăn. Rồi như thức ăn, tố chất ấy s được hấp thụ vào trong chính bản thể của chúng ta.

1Ti-mô-thê 4:6 nói rằng chúng ta “được nuôi dưỡng bằng lời của đức tin” (nguyên văn). Chắc chắn chúng ta đã đọc câu này nhiều lần, nhưng chúng ta lưu ý những chữ “nuôi dưỡng” không? Ngi khen Chúa! Sứ đồ Phao-lô quan niệm rằng Lời của Đức Chúa Trời là thức ăn nuôi dưỡng con cái Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng phải có nhận thức như vậy đối với Lời Đức Chúa Tri. Chúng ta không nen xem lời Chúa như kiến thức, nhưng như thức ăn nuôi dưỡng cung cấp cho chúng ta luôn luôn.

1Ti-mô-thê 1:10 nói về những điều “nghịch với s dạy dỗ lành mạnh” (nguyên văn). Bản King James dùng từ ngữ “đúng đắn” (sound) thay vì chữ “lành mạnh” (healthy). Lời Đức Chúa Trời không chỉ là giáo đúng đắn dành cho tâm trí, nhưng còn là giáo lý lành mạnh dành cho sự sống. Từ ngữ “lành mạnh” trong tiếng Hi-lạp tương đương vi chữ v sinh” trong tiếng Anh. Vệ sinh liên quan nhiều đến sức khỏe. Chúng ta phải có [điều vượt trổi] hơn lời đúng đắn; chúng ta phải có lời lành mạnh nuôi dưỡng cung ng cho mình.

Kinh Thánh chứa đựng ít nhất ba dụ về những người ăn Lời Đức Chúa Trời. Người đầu tiên Giê-rê-mi, ông nói: “Tôi vừa nghe những lời Ngài, thì đã ăn lấy rồi...(Giê 15:16a). Ăn một điều gì đó không những là tiếp nhận vào, nhưng còn là hấp th nữa. Hấp thụ là tiếp nhận một điều đó vào trong mình, tiêu hóa làm cho tr nên một phần của chính mình. Ví dụ thứ hai về một người ăn Lời Đức Chúa Trời được ghi lại trong sách Ê-xê-chi-ên là tiên tri Ê-xê-chi-ên (3:1-3). Kế đến trong Khải Thị chương 10 chúng ta đọc thấy sứ đồ Giăng cũng ăn Lời Đức Chúa Trời. Giê-rê-mi nói: “Lời Ngài sự vui mừng hớn hở của lòng tôi vậy” (Giê 15:16b). Đó là một sự vui hưởng. Sau khi được ăn vào, Lời trở nên sự vui mừng và cũng trở nên sự hớn hở. Lời Đức Chúa Trời sự vui  hưởng; sau khi được chúng ta ăn vào và được hấp thụ vào bản thể của chúng ta, Lời trở thành niềm vui bên trong và sự hớn hở bên ngoài của chúng ta. Đa-vít nói: “Lời Chúa ngọt họng tôi dường bao! Thật ngọt hơn mật ong trong miệng tôi!” (Thi 119:103). Lời tht là s vui hưởng, thậm chí ngọt ngào dễ chịu hơn cả mật ong cho chúng ta nếm.

Qua những câu này chúng ta nhận biết Lời Đức Chúa Trời không nhưng để chúng ta học hỏi, mà hơn nữa còn để chúng ta nếm, ăn, vui hưởng tiêu hóa. Chúa Giê-su thậm chí nói về Lời Đức Chúa Trời như thức ăn thuộc linh: “Có chép rằng: Loài người sống chẳng những chỉ nh bánh thôi đâu, song cũng nhờ mọi lời ra từ miệng Đức Chúa Trời nữa” (Math. 4:4). Mọi lời ra từ miệng Đức Chúa Trời thức ăn thuộc linh nuôi dưỡng chúng ta. Đó là thức ăn mà chúng ta cần phải nhờ đó sống.

YẾU THỂ TÍNH CỦA LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI


      Tố cht, yếu thể tính, của Li Đức Chúa Trời gì? Câu trả lời được tìm thấy trong 2Ti-mô-t 3:16: C Kinh Thánh đu được Đức Chúa Trời hơi vào...” Bản King James chép: “đều được ban cho bởi sự linh cảm của Đức Chúa Trời”, nhưng ý nghĩa trong ngôn ngữ nguyên thủy được Đức Chúa Trời thở vào. Cả Kinh Thánh đều là hơi thở của Đức Chúa Trời. Chúng ta biết Đức Chúa Trời Linh (Giăng 4:24); Linh là yếu thể tính bản chất của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Linh (y như cái bàn là gỗ). Lời hơi thở của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời Linh, nên bất cứ điều gì Đức Chúa Trời thở ra cũng đều Linh! Vì thế, yếu thể tính hay bản chất của Lời Đức Chúa Trời Linh. Lời Đức Chúa Trời không chỉ là một ý tưởng, sự khải thị, sự dạy dỗ hay giáo lý, nhưng là Linh. Linh chính t chất của Lời Đức Chúa Trời. Bây giờ chúng ta thấy tại sao Chúa Giê-su bảo chúng ta rằng lời Ngài nói ra linh sự sống (Giăng 6:63). Một khải thị, tư tưởng hay sự dạy dỗ không bao giờ có thể là sự sống, nhưng vì Lời là Linh, nên Lời là sự sống. Bản chất của Quyển Sách ấy chính là yếu thể tính của Đức Chúa Trời. Mỗi khi đến với Quyển Sách ấy, chúng ta phải nhận biết  mình  đang  chạm  đến  Đức Chúa Trời và đang tiếp xúc với Ngài!
 
TIẾP NHẬN LỜI BẰNG CÁCH CẦU NGUYỆN
Sau khi nhìn thấy Lời Đức Chúa Trời chính là yếu thể tính của Đức Chúa Trời, và nhận biết Lời Ngài là sự vui hưởng và chất dinh ng thuộc linh cho mình, bây giờ chúng ta cần phải nhìn thấy phương cách đúng đn để đến vi Lời. Phương cách ấy là gì? Chúng ta cần xem Lời Đức Chúa Trời được ghi lại trong Ê-phê-sô 6:17-18: “Cầm (hay nhận lấy) gươm của Thánh-Linh, là lời Đức Chúa Trời”. y là Linh Lời Đức Chúa Trời. Sau đó câu 18 tiếp: “bằng đủ thứ cầu nguyện nài xin” (Hi-văn). Như vậy những câu này đi chung với nhau như sau: “Cầm (hay nhận lấy) gươm của Thánh-Linh, Lời Đức Chúa Trời, bằng đủ thứ cầu nguyện nài xin. Theo câu Kinh Thánh này, chúng ta nhận lấy Lời Đức Chúa Trời bằng cách nào? Bằng đủ thứ cầu nguyện nài xin. Đó là điều chúng tôi gọi đọc-cầu-nguyện! Một lần nữa, chúng ta phải lặp lại – Lời Đức Chúa Trời phải được tiếp nhận bằng mọi cách cầu nguyện.
CÁCH ĐỌC-CẦU-NGUYỆN
Anh em chỉ cần đơn giản đến vi Li Chúa đọc-cầu-nguyện i u mỗi sáng, mỗi tối. Anh em không cần nặn óc tìm ra vài lời diễn đạt và không cần suy xét điều mình đọc. Chỉ cầu nguyện bằng chính những li anh em đọc. Trong mỗi trang mỗi câu Kinh Thánh đu lời cầu nguyện sống động. Anh em không cần nhắm mắt khi đang đọc-cầu-nguyện. Hãy nhìn chăm vào Lời đang khi cầu nguyện. Trong cả sáu mươi sáu sách của Kinh Thánh, chúng ta không thể tìm ra một câu nào bảo chúng ta phải nhắm mt để cầu nguyện, nhưng một câu bảo chúng ta rằng Giê-su ngước mắt lên trời nói rằng: “Cha ơi...” (Giăng 17:1). Ngài nhìn lên tri trong khi cầu nguyện. Chúng tôi không tranh luận theo giáo lý, nhưng chúng ta phải nhận biết mình không cần nhắm mắt khi cầu nguyện. Tốt hơn chúng ta nên khép tâm trí mình lại! Chẳng hn như khi đọc-cầu-nguyện Ga-la-ti 2:20, y đơn giản nhìn vào trang sách chép rằng: “Tôi đã bị đóng đinh vi Christ trên thập tự giá”. Rồi vi mắt mình cứ nhìn Li Chúa, hãy cầu nguyện từ nơi sâu thẳm bề trong mà nói rng: “Ngi khen Chúa, ‘tôi đã bị đóng đinh vi Christ trên thập tự giá’. Ha-lê-lu-gia! ‘Đóng đinh vơi Christ trên thập tự giá’. A-men! ‘Tôi đã’. Chúa ơi, ‘con đã bị đóng đinh trên thập tự giá’. Ngợi khen Chúa! ‘Đóng đinh vi Christ trên thập tự giá’. A-men! ‘Tôi đã bị đóng đinh với Christ trên thập tự giá’ Ha-lê-lu-gia! A-men! ‘Dầu vy tôi sống’ A-men! ‘Tôi sống’ Ôi Chúa! ‘Tôi sống’. ‘Nhưng không phải tôi sng nữa’ Ha-lê-lu-gia! A-men! ‘Bèn là Christ sống ở trong tôi’ v.v...” Sau đó thể anh em quay qua Giăng 10:10 và đọc: “Ta đã đến hầu cho chiên được sự sống”. Rồi mắt vẫn nhìn Kinh Thánh, anh em th cầu nguyện: “‘Ta đã đến’. A-men! ‘Ta đã đến’. Ha-lê-lu-gia! ‘Ta đã đến hầu cho chiên đưc sự sống’. Ngơi khen Chúa! hầu cho chiên được sự sống’. Ha-lê-lu-gia! ‘Sự sống’. A-men! ‘Sự sống’. A-men! ‘Sự sống’. Ô Chúa, ‘Sự sống’…”
Anh em không cần sáng tác một câu nào hay tạo ra một lời cầu nguyện. Chỉ đọc-cầu-nguyện Lời Chúa. Cầu nguyện lời Kinh Thánh cách chính xác như đã được viết ra. Rồi anh em sẽ nhận thấy cả Kinh Thánh một quyển sách cu nguyện! Anh em có thể m bất cứ trang Kinh Thánh nào ra bắt đầu cầu nguyện bằng bất cứ phần nào trong Lời Chúa. Kinh Thánh là Quyển Sách, Sách Thánh. Mỗi một lời ra từ miệng Đức Chúa Trời đều khác biệt vơi mọi sự, thậm chí khác với những điều tốt nhất của thế gian. Thế gian chỉ có những lời loài ngưi, nhưng Kinh Thánh có Li Đức Chúa Trơi! Mỗi một lời trong Sách ấy là Lời Đức Chúa Trời. Mặc dầu thể không hiểu một phân đoạn nào đó, anh em vẫn được nuôi dưỡng khi đọc-cầu-nguyn Lời, vì thật sự có một điều gì đó của Đức Chúa Trời trong Lời Ngài; Lời Đức Chúa Trời là chính hơi thở Ngài. Không cần giải thích hay cắt nghĩa Lời Chúa; chỉ hãy cầu nguyện bằng Lời Chúa. Hãy quên việc đọc, nghiên cứu, hiểu biết học hỏi Li Chúa. Anh em phải đọc-cầu-nguyện Lời Chúa. Rồi cui cùng anh em sẽ thật s hiểu Lời Ngài. Nếu thực hành điều này, anh em sẽ nhận lãnh một điều gì đó nuôi dưỡng và làm cho mạnh mẽ ở bên trong, và điều ấy sẽ luôn luôn thêm sức ban sự sống cho anh em.
Có lẽ anh em ít nhiều quen thuộc với sách Rô-ma. Dầu vậy, thậm chí ngày hôm nay, anh em vẫn cần đọc-cầu-nguyện mt hay hai câu của sách ấy. Dù hiểu biết mọi điều về thức ăn, chúng ta vẫn phải ăn một ít thức ăn hằng ngày. Bất kể có hiểu biết bao nhiêu v thức ăn đi nữa, chúng ta vẫn cần ăn! Hiểu biết là một chuyện, nhưng ăn li là mot chuyện khác. Chúng ta không đưc chỉ hiểu biết về thưc ăn, nhưng phi ăn thc ăn. Anh em đọc Phúc Âm Giăng bao nhiêu lần rồi? lẽ anh em đã đọc Phúc Âm này hơn năm mươi lần. Nhưng bao nhiêu phần của sách ấy đã được nhận vào trong anh em để anh em được nuôi dưỡng vui hưởng? Biết, hiểu và thậm chí học thuc lòng Phúc Âm Giăng một chuyện. Nhưng nhận lãnh, ăn hoặc vui hưởng từng chút một chuyệkhác.  lẽ aneđã m Cơ-đốc nhân nhiều năm rồi, nhưng dầu làm Cơ-đốc nhân lâu bao nhiêu và đọc Phúc Âm Giăng bao nhiêu lần chăng nữa, anh em không được chỉ đọc, mà con phải đọc-cầu-nguyện sách ấy! Anh em phải ăn, nhận lãnh và vui hưởng sách ấy hằng ngày.
ĐỌC-CẦU-NGUYỆN VỚI NHỮNG NGƯỜI KHÁC
Để vui hưởng được nuôi dưỡng nhiều hơn, để đọc-cầu-nguyện cách đúng đắn và đầy đủ hơnchúntcầThâThể, hội thánh. Chúng ta thể vui ng việc đọc-cầu-nguyện Lời Chúa cách riêng tư, nhưng nếu như đọc vi một nhóm Cơ-đốc nhân khác, chúng ta s từng trời thứ ba! do thức ăn dành cho toàn Thân Thể, không chỉ dành cho một chi thể. Chúng ta không chỉ ăn vì cánh tay; cũng không nên nghĩ bàn tay thể t ăn được. Không, thức ăn phải được cả Thân Thể ăn thức ăn dành cho cả Thân Thể. Nguyên tắc là ăn cho cả Thân Thể, không chcho c chi thể. Vì vậy, cách đọc-cầu-nguyện tốt nhất là cùng với các chi thể khác của Thân Thể. Anh em sẽ được ích lợi khi đọc-cầu-nguyện mt mình, nhưng khi đến với nhng anh chị em khác, anh em sẽ thấy cả một sự khác biệt. Khi chúng ta đến đọc-cầu-nguyện với những anh chị em khác, có bốn từ ngữ chúng ta phải ghi nhớ, đó là: nhanh chóng, ngắn gọn, chân thật tươi mới. Trước hết chúng ta cần đọc nhanh, không do dự. Khi cầu nguyện nhanh chóng, chúng ta không thì giờ để sử dụng tâm trí cân nhắc. Kế đến, lời cầu nguyện của chúng ta phải ngắn gọn, vì những lời cầu nguyện dài dòng cần được soạn thảo. Chúng ta phải quên việc soạn ra những lời cầu nguyện dài dong mà chỉ cn nói lên mot nhóm từ hay một câu mà thôi. Hãy làm như vậy cách nhanh chóng và ngắn gn. Chúng ta cũng cần phải chân thật, không giả vờ. Nói ra điều đó một cách chân thật. Cui cùng lời cầu nguyện của chúng ta phải tươi mới, không kỹ. Cách tốt nhất để được tươi mới đừng cầu nguyện bằng lời của mình, nhưng cầu nguyện bằng lời Kinh Thánh. Moi phần và mỗi dòng của Quyển Sách ấy đều thể dùng làm lời cầu nguyện và đó là lời cầu nguyện tươi mới nhất!
Hànngàn ngườđã minchứng đọc-cầu-nguyện là cách đúng đắn để đến với Lời Đức Chúa Trời. Điều đó đã cách mạng hóa cuộc đời họ. Ban đầu vẻ vụng về, nhưng với sự thực hành tấm lòng chân tht, anh em sẽ chạm được Linh sống động. Nếu thử làm điều này cách riêng và tập thể, anh em sẽ thể làm chứng rằng s phong phú của Đấng Christ được truyền cho anem bằng cách đọc-cầu-nguyện Lời Đức Chúa Trời. Anh em sẽ thấy đời sống thuộc linh của mình được ban phước tăng trưởng. Anh em sẽ thay đổi nhiều. Bằng cách tiếp xúc với Lời Chúa như vậy để vui hưởng Đấng Christ và được nuôi dưỡng bởi Ngài, anh em s lớn lên đến chỗ trưởng thành, đầy dẫy sự sống được dầm thấm bằng chính Đấng sống động ấy. 

(W. Lee)
Chuyển ngữ từ bản tiếng Anh Tựa đề: Pray-Reading the Word (Vietnamese Translation)
Living Stream Ministry
2431 W. La Palma Ave., Anaheim, CA 92801 U.S.A.
P.O. Box 2121, Anaheim, CA 92814 U.S.A.
-----------------------------------------
BÀI HÁT ĐỌC CẦU NGUYỆN LỜI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét