4/18/2011

Kinh Thánh và Khoa Học

 
    Người ta nói Kinh Thánh chỉ dành cho những người thiếu học thức, nhưng ít người biết đến chuyện trên mỗi con tàu vũ trụ đều có một cuốn Kinh Thánh thu nhỏ trên phim tiểu li (micro film) cho các nhà du hành vũ trụ đọc. Dòng đầu tiên của Kinh thánh có ghi: "Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất.". Rất nhiều nhà du hành vũ trụ trở nên tin Chúa sau chuyến bay ngắn ngủi bên ngoài bầu khí quyển của Trái Đất.
John Glen là người có vinh dự ngồi trên con tàu vũ trụ hai lần, lần thứ nhất lúc 36 tuổi và lần thứ hai lúc 70 tuổi, tâm sự: "Tôi đã làm hòa với Đức Chúa Trời rồi.".
    Kinh Thánh không phải là quyển bách khoa toàn thư chứa đựng tất cả kiến thức khoa học, lịch sử, văn chương, luật pháp, tín ngưỡng v.v.... Kinh Thánh là văn kiện của Đức Chúa Trời nói về ý chỉ Ngài và nan đề lớn nhất của con người là tội lỗi và chương trình cứu chuộc của Chúa Jesus. Tội lỗi khiến con người sự chia cách với Đức Chúa Trời. Qua Chúa Jesus, con người được hòa lại với Đức Chúa Trời. Trước khi Chúa Jesus giáng thế, Đức Chúa Trời hành động qua dân Do Thái. Sau khi Chúa Jesus thăng thiên, Đức Chúa Trời tiếp tục công tác qua Hội Thánh.  Tất cả các nhân vật, sự kiện lịch sử, tiên tri được ghi trong Kinh Thánh với chỉ một mục đích trình bày chân lý đó mà thôi. Hơn nữa, Kinh Thánh phải được viết một cách mà người thường có thể đọc và hiểu, dù họ sống cách đây 4000 năm hay sau này 40 thế kỷ. Vậy nếu muốn tìm kiếm, chứng minh một định luật khoa học, chắc Kinh Thánh không phải là quyển đầu tiên để chúng ta nghiên cứu, tìm tòi.
       Tuy nhiên, tất cả các khám phá của con người có được đều do lý trí, trí tuệ và sức sáng tạo mà Đức Chúa Trời đã ban cho con người. Trong nhiều trường hợp, Ngài "mở óc", "làm sáng mắt" cho một số nhà khoa học để những phát minh của họ đem lại phước hạnh cho nhân loại. Ví dụ Niu-tơn khi quan sát trái táo rơi, đột nhiên phát hiện ra một trong những định luật quan trọng nhất của vũ trụ, định luật vạn vật hấp dẫn.
       Mặc dù không chứa đựng nhiều định luật khoa học, những điều được ghi lại giữa các trang của Kinh Thánh mà nhân loại mù tịt cho đến vài thế kỷ gần đây sẽ làm chúng ta hết sức ngạc nhiên. Xin hãy cùng tôi nghiên cứu một vài thí dụ.




Hình học
   alt Khi muốn tính chu vi đường tròn, người ta làm cách nào? Trước hết phải đo đường kính rồi nhân nó với số Pi (3,14). Số Pi là một đại lượng mới được biết tới trong thế kỷ mười chín, hai mươi, thế mà Vua Sa-lô-môn (khoảng 900 năm trước Công Nguyên) đã biết cách đo chu vi một cách hết sức khoa học. Số Pi của ông được các nhà nghiên cứu Kinh Thánh tìm ra trong câu 23 chương 7 sách Các Vua thứ thất là 3,14150943 so với số Pi chúng ta sử dụng là 3.1415926 ( sự sai trật là  0.0000 832  hay 0.00026 %). Vua Sa-lô-môn được Kinh Thánh cho biết là người thông minh nhất trên trần gian. Sự thông minh của ông là món quà mà Đức Chúa Trời ban cho khi ông cầu xin Ngài sự khôn ngoan để cai trị dân tộc mình theo đường lối của Chúa.
  Thiên văn học
       altVề thiên văn học, cho đến khi ống kính viễn vọng ra đời,  người ta chỉ biết được khoảng 1000 ngôi sao. Thế mà tiên tri Giê-rê-mi (khoảng 550 năm trước Công Nguyên) viết trong Kinh Thánh rằng: "Người ta không thể đếm các cơ binh (vì sao) trên trời được" (sách Giê-rê-mi chương 33 câu 22). Ngày nay nhờ kính thiên văn viễn thông đặt ngoài bầu khí quyển người ta đã quan sát được 400 tỷ ngôi sao trong giải Ngân Hà và ngoài giải Ngân Hà của chúng ta ra còn có hàng trăm tỷ giải ngân hà khác nữa. Mỗi một ngôi sao mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường có thể là một ngân hà xa xôi hàng tỷ năm ánh sáng. Đức Chúa Trời chẳng sáng tạo ra chúng một cách ào ào, vô tội vạ, nhưng Ngài  còn "đếm số các vì sao và gọi từng tên hết thảy các vị ấy" (Sách Thi-thiên chương 147 câu 4). Điều ấy thật quả là khó tin cho trí óc con người , nhưng đã là Đức Chúa Trời, có gì chi quá khó đối với Ngài.
         Tiên tri A-mốt viết rằng: "Hãy tìm Đấng đã dựng nên Sao Rua và Sao Cày." Trong tiếng Do-thái là thứ tiếng được dùng để sao chép nguyên bản Kinh Thánh, câu này được đọc như sau. "Hãy tìm Đấng đã dựng nên Bảy Ngôi Sao và sao Cày". Bảy ngôi sao chính là chùm Sao Rua (Pleades). Bằng mắt thường người ta chỉ thấy được sáu ngôi sao. Chính vì vậy mà các nhà dịch Kinh Thánh cảm thấy rất khó  dịch câu này. Mãi đến khi các nhà thiên văn có được kính viễn vọng tối tân, họ mới phát hiện ra ngôi sao thứ bảy. Vậy làm sao một người chăn cừu sống 25 thế kỷ trước đây có thể nói về Đấng làm ra bảy ngôi sao một cách mạnh bạo như vậy? Hay là Đức Chúa Trời phán qua môi miệng của ông rồi được ông chép vào Kinh thánh?
             Trong khi người đương thời tin rằng Trái Đất đứng trên lưng bốn con voi, bốn con voi ấy lại đứng trên lưng một con rùa. Họ còn tin rằng Trái Đất phẳng như cái đĩa và các thủy thủ chẳng dám đi xa vì sợ rơi ra khỏi mép đĩa.  Vậy Kinh Thánh nói gì về vị trí và hình dạng của Trái Đất? Ông Gióp, một tôi tớ của Đức Chúa Trời sống cách đây 4000 năm đã tuyên bố: "Chúa treo Trái Đất trong khoảng không không." (sách Gióp, chương 26 câu 7).  700 năm trưóc CN  tiên tri Ê-sai  đã mô tả về Đức Chúa Trời: "Ấy là Ngài ngự trên vòng Trái đất này" (sách Ê-sai chương 40 câu 22) Trong nguyên bản của tiếng Do-thái, chữ vòng (khung) không mang ý nghĩa vòng tròn nhưng mang ý nghiã quả cầu tròn. Phải chăng Kinh Thánh cho biết Trái Đất là một quả cầu tròn treo lơ lửng trong khoảng chân không trong vũ trụ bao la trước khi các nhà thiên văn Âu Châu biết được điều ấy. 
            Trong sách Thi-thiên, chương 19 câu 6 nói rằng: "Mặt Trời ra từ phương trời này chạy giáp vòng đến phương trời kia." Có người hỏi vặn: "Kinh Thánh nói sai rồi. Bây giờ con nít ai cũng biết Mặt Trời đứng yên, còn Trái Đất chuyển động vòng quanh mặt Trời". Vậy xin quan sát cuộc hội thoại giữa hai nhà khoa học trong giờ giải lao bên cạnh ly cà phê. Một người nói  "Sáng nay, trên đường đến viện nghiên cứu tôi thấy cảnh Mặt Trời mọc thật huyền diệu". Người kia hưởng ứng: "Tôi ra khỏi nhà hơn muộn nên không thấy Mặt Trời mọc, tuy nhiên chiều hôm qua tôi đi dạo chơi với vợ tôi và chứng kiến cảnh Mặt Trời lặn hết sức thơ mộng." Giả sử đứng bên cạnh họ, chắc gì tôi dám mở miệng phê bình: "Các ông nói sai rồi. Chính xác các ông phải nói là hôm nay khi Trái Đất quay vòng xung quanh Mặt Trời ở thời điểm 5 giờ 15 phút sáng, tôi thấy bầu khí quyển có nhiều màu sắc hồng hồng ...".  Nói vậy có lý mà không có tình, người ta đang uống cà phê và nói chuyện đời sống chứ đâu phải đang bảo vệ luận án. Cũng vậy Kinh Thánh được viết bằng ngôn ngữ  mà người thường có thể hiểu được sự thật tâm linh chứ không phải để tranh luận khoa học.  
            Tuy nhiên, dù Kinh Thánh nói rằng Mặt Trời chuyển động cũng không sai. Bởi khi Niu-tơn đứng trên Trái Đất ông nói rằng quả táo rơi xuống ông. Giả sử ông đứng trên quả táo, ông sẽ nói Trái Đất rơi xuống quả táo. Vận  chuyển là khái niệm tương đối tùy theo người quan sát lấy gì làm mốc. Hơn nữa, những ai cứ khăng khăng bắt bẻ Kinh Thánh ở điểm này xin nhớ rằng dù Trái Đất xoay xung quanh Mặt Trời, Mặt Trời cũng không đứng yên nhưng di chuyển với một vận tốc một triệu cây số một giờ trong giải Ngân Hà và giải Ngân Hà cũng không đứng yên lặng trong vũ trụ bao la. Con người nhỏ bé không thể quan sát được điều đó nhưng Đấng Làm Ra Vũ Trụ chẳng nhầm lẫn ghi Ngài viết Kinh Thánh qua tay các tiên tri.  
            Lại có người hỏi: "Kinh Thánh cho biết ngày đầu tiên Đức Chúa Trời dựng nên trời, đất và ánh sáng; Ngày thứ hai Ngài chia nước ra trong thể lỏng và thể khí; Ngày thứ ba Ngài tạo ra thế giới thực vật. Mãi đến ngày thứ tư mới có Mặt Trời. Nếu vậy thì ánh sáng trong ngày đầu tiên đến từ đâu? Làm sao cây cỏ có thể quang hợp được khi chưa có Mặt Trời?". Về điều này Kinh Thánh cũng chẳng sai. Vì sao cây cỏ có trước Mặt Trời một ngày chẳng ai biết, nhưng chắc chắn rằng  chúng có thể sống trong bóng tối bóng tối một ngày mà không có gì nguy hại xảy ra. Thực tình, chúng chẳng sống trong bóng tối. Ngay trong ngày đầu tiên Đức Chúa Trời đã tạo ra ánh sáng và đặt ra quy luật luân phiên giữa ánh sáng và bóng tối để có ngày và đêm. Ánh sáng không nhất thiết phải đến từ Mặt Trời. Ánh sáng là một hình thức của năng lượng. Trong những ngày đầu tiên, ánh sáng có thể được trực tiếp biến hóa từ nguồn năng lượng bao quanh Trái Đất...   Trong màn đêm của bầu trời Bắc cực và Nam Cực, người ta quan sát thấy những giải ánh sáng nhiều màu sắc rất đẹp, nhảy múa như có một bàn tay vô hình  cầm một giải lụa khổng lồ vẫy lên vẫy xuống. ánh sáng ấy gọi là vầng cực quang. Chẳng ai biết vầng cực quang hình thành cách nào. Có lẽ bầu khí quyển được i-on hóa bởi từ trường. Người ta biết từ trường của Trái Đất đang giảm dần, vậy trong thời điểm đầu tiên, vầng cực quang có thể mạnh đến nỗi chiếu sáng đến tận miền nhiệt đới. Trong cuộc sống hàng ngày cũng có những ví dụ về ánh sáng không đến từ Mặt  Trời, ví dụ ánh sáng trong đèn nê-ông, ánh  sáng của con đom đóm hay ánh sáng của các đám mây chứa tĩnh điện.  
                 "Ta là Đức Giê-hô-va (Đấng Tự Hữu Hằng Hữu), không có Đấng nào khác (ngoài Ta).  Ấy chính Ta là Đấng gây nên sự sáng và dựng nên ra sự tối tăm, làm ra sự bình an và gây nên tai vạ. Chính Ta là Đức Giê-hô-va, đã làm nên những sự đó." (Sách Ê-sai chương 45 câu 7) 



Khí tượng học
           alt Nói về Khí tượng học, chúng ta biết về vòng tuần hoàn của nước. Nước theo sông chảy ra biển, nước biển bốc hơi và được gió đưa về đất liền, biến thành mưa và rơi xuống. Đây là phát hiện của khoa học thế kỷ 20, thế mà khoảng 900 trước Công nguyên,  Sa-lô-môn đã viết bài thơ: "Gió thổi về hướng nam kế sang hướng bắc. Nó xây đi vần lại không ngừng, rồi trở về vòng cũ của nó. Mọi sông đều đổ ra biển song không hề làm đầy biển, nơi mà sông suối ra đi, nơi đó nó lại chảy về lại... (Sách Truyền Đạo, chương 1 câu 6-8). Nếu đã ngạc nhiên về sự hiểu biết của Sa-lô-môn trước đây 30 thế kỷ, chúng ta sẽ càng kính nể hơn sự tỏ tường của Ê-li-hu là người sống cách đây bốn ngàn năm: "Đức Chúa Trời là cực đại,  chúng ta không thể biết được Ngài. Số năm Ngài không ai đếm được. Vì Ngài thâu hấp các giọt nước. Rồi từ sa mù mà giọt nước ấy biến ra mưa. Có ai hiểu được cách mây giăng ra và (hiểu được) tiếng (sấm sét) lôi đình của nhà trại Ngài... " và "Ngài ém nước trong các áng mây Ngài. Mà các áng mây không bị bứt ra vì nước ấy" (Sách Gióp chương 36 câu 26, 27, chương 26 câu 8),  
        Có một giáo sư tuyên bố trước sinh viên của mình: "Bây giờ khoa học đã phát triển, kỹ nghệ trở nên vô cùng hữu dụng, nhân loại chẳng cần đến Đức Chúa Trời nữa. Nếu muốn có mưa, các nhà khoa học đem máy bay lên không trung, rải hóa chất xuống đám mây là có mưa ngay. Cầu nguyện thì đến bao giờ mới có mưa?" Mọi người nghe đều cảm thấy có lý. Tuy nhiên có một sinh viên mạng dạn giơ tay xin hỏi: "Vậy thưa giáo sư, giả sử Đức Chúa Trời không làm ra đám mây và đem đám mây ấy đến những nơi cần có mưa, các nhà khoa học lấy mây ở đâu để làm mưa nhân tạo?" Há miệng mắc quai, xin chúng ta hình dung ra nét mặt lúng túng của vị giáo sư đáng thương kia.           
        Nói về Hải dương học, mãi đến năm 1786, các nhà khoa học mới phát hiện ra các dòng hải lưu. Thế mà một ngàn năm trước công nguyên Vua Đa-vít đã viết trong Kinh Thánh: "Chim trời và cá biển cùng phàm vật gì lội đi các lối biển." (sách Thi thiên chương 8 câu 8.) Các lối biển có nghĩa là các đường đi trên biển hay các dòng hải lưu. Các con chim thiên di dựa và dòng hải lưu để bay xuống phương nam trú ngụ qua mùa đông. Các con cá hồi sinh ra ở trên núi, sống ở ngoài biển, cứ sau bốn năm nó lại theo dòng  hải lưu để tìm cửa sông rồi bơi ngược theo dòng sông về núi để đẻ trứng. Điều ấy quả thật là sự kỳ diệu. Ông Gióp, một người sống cách đây 4 ngàn năm còn viết về các nguồn suối nước phun lên từ đáy biển: "Chớ thì ngươi có thấu đến nguồn của biển sao?  há ngươi có bước dưới đáy của vực sâu chăng." (Sách Gióp chương 38 câu 16.). Hải dương học thế kỷ hai mươi cũng đã xác nghiệm hiện tượng kỳ lạ này.
       Cũng ông Gióp ấy, người chăn cừu tầm thường sống ở vùng Trung Cận Động sa mạc nóng hừng hực quanh năm, làm sao ông có thể biết được việc có những nơi trên thế giới được băng đá bao phủ một cách vĩnh cửu. Nếu lượng nước đá ở Nam Cực, Bắc Cực và Băng đảo (Greenland) tan ra, mực nước biển trên thế giới sẽ được nâng lên vài chục mét. Ông viết: "Nước đá bởi lòng của ai (mà sinh ra), ai đẻ ra sương móc của trời? Nước đóng lại nhu đá và ẩn bí,  mặt vực sâu trở nên thành cứng..." (sách Gióp chương 38 câu 29-30). Thật chẳng có cách gì giải thích được sự hiểu biết của Gióp ngoài việc Đức Chúa Trời "mở óc" cho ông. 
 Y học 
            altNói về Y học, cho đến hai thế kỷ gần đây người ta không biết đến tầm quan trọng của việc vệ sinh dịch tễ. Khi đi tham quan các lâu đài lộng lẫy của vua chúa, chúng ta hãy để ý thấy xem có mấy buồng tắm? Ít lắm. Người ta không biết tầm quan trọng của việc làm sạch nơi ăn chốn ở, cách ly người bệnh, rửa tay sau khi động vô rác rưởi và xác chết. Người ta không biết đến sự nguy hại khi không uống nước nơi ú đọng hoặc ăn động vật đã chết. Người ta không biết cách trị bệnh phong, bệnh hủi , không biết cách kiêng cữ sinh lý khi phụ nữ có kinh hay sau khi sinh đẻ v.v...  Tất cả những thực hành trên đã được chép trong Kinh Thánh cách đây 3500 năm.  Kinh Thánh chẳng nói gì về vi trùng, vi khuẩn, nhưng nếu ai đọc và làm theo Kinh thánh sẽ được đảm bảo sức khỏe một cách khoa học. 

Vật lý
          alt  Về vật lý, chúng ta biết về hai định luật căn bản về năng lượng. Định luật thứ nhất: "Năng lượng không tự nhiên sinh ra không tự nhiên mất đi nó chỉ biến từ dạng này sang dạng khác và tổng số năng lượng không biến đổi". Định luật thứ hai: "năng lượng chuyển từ dạng cấp cao sang dạng cấp thấp, ngày càng trỏ nên ít hữu dụng hơn".   
            Hai định luật này cho biết bốn sự thật về thế giới xung quanh chúng ta: 1)Tổng năng lượng đã có ngay từ ban đầu trong trạng thái cao cấp nhất. Từ đó đến nay chẳng có một nguồn năng lượng mới nào được tạo nên. 2)Thế giới mà chúng ta quan sát thấy đang ở trong một quá trình thoái hóa chứ không tiến hóa. 3) Sự thoái hóa chứng minh cho một sự bắt đầu hoàn hảo. 4)Vũ Trụ và Sinh vật đang tồn tại nhờ một nguồn năng lượng từ bên ngoài,  Kinh Thánh khẳng định cả bốn sự thực ấy.            
            "Ấy vậy, trời đất và muôn vật đã được dựng xong rồi. Ngày thứ bảy Đức Chúa Trời làm xong các công việc" (sách Sáng Thế Ký chương 2 câu 1). "Muôn vật bởi Ngài dựng nên, chẳng có chi đã làm nên mà không bởi Ngài" (Sách Giăng chương 1 câu 2). "Muôn vật được dựng nên trong Ngài, bất luận (tinh tú) trên trời hay (vật thể) dưới đất, vật thấy được (bằng mắt)  hay không thấy được (như điện tử, hạt nhân... hoặc thế giới thần linh bí ẩn) đều bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả" (sách Cô-lô-sê chương 1 câu 16), Các câu Kinh Thánh trên khẳng định là Đức Chúa Trời đã kết thúc chương trình tạo hóa, kết thúc một cách trọn vẹn, toàn hảo. Từ thời điểm ấy đến nay chẳng dạng năng lượng và vật chất nào mới xuất hiện, hoặc thêm vô. Thỉnh thoảng người ta tuyên bố mới phát hiện ra loài vật này hay ngôi sao kia chẳng qua là chúng vẫn tồn tại ngoài sự hiểu biết của con người. Không những Ngài dựng nên chúng nhưng còn khiến chúng tồn tại mặc dù năng lượng bị thoái hóa: "... Ngài có trước muôn vật và muôn vật đứng vững trong Ngài."  (sách Cô-lô-sê chương 1 câu 17.           
         Trong Kinh Thánh còn có câu khẳng định rằng tất cả các tạo vật sẽ trở nên già cỗi, kể cả vũ trụ: " Thuở xưa Chúa lập nền của Trái Đất, các tầng trời cũng là công việc của tay Chúa. Trời đất sẽ bị hư hại, song Chúa hằng còn. Trời, Đất sẽ cũ mòn như áo sống. Chúa sẽ đổi trời đất như cái áo và nó sẽ bị biến thay. Song Chúa  không hề biến cải, các năm của Chúa không hề cùng." (Sách Thi-thiên chương 102 câu 25-27).            
         Thế giới trở nên già cỗi, không những vì năng lượng trở nên vô dụng theo thời gian nhưng còn vì tội lỗi của con người. Kinh Thánh cho biết rằng muôn vật đang than thở và chịu khó nhọc cho đến ngày nay, mong được giải cứu khỏi sự hư nát (Rô-ma 8:19:22). Tuy nhiên xin chúng ta đừng tuyệt vọng, khi Đức Chúa Trời hoàn tất chương trình cứu chuộc con người, Ngài cũng sẽ sáng tạo ra Trời mới và Đất mới cho chúng ta sinh sống phước hạnh. Sau đây là lời của  Giăng, một môn đồ của Chúa Giê-su: "Đoạn tôi thấy Trời Mới và Đất Mới, vì trời thứ nhất và đất thứ nhất đã biến đi và biển cũng không còn nữa ... Đấng ngồi trên ngôi phán rằng: 'Ta sẽ làm mới lại hết thảy muôn vật'" (sách Khải Huyền chương 21 câu 1,5) 
       Chúng ta có thể hỏi, mọi sự sẽ trở nên già nua và mất dần năng lượng hữu dụng, vậy Đức Chúa Trời thì sao?  Khi xem một bức tranh cổ của các họa sĩ tôn giáo Âu châu, chúng ta thường thấy Đức Chúa Trời trong hình ảnh một ông cụ râu tóc bạc phơ, áo dài bay phấp phới trong đám mây. Nhưng đó là sự minh họa sai lầm. “Chúa chẳng hề biến cải các năm của Chúa không hề cùng...". Chúa là Đấng Tạo Hóa là nguồn năng lượng vô biên, các định luật tự nhiên do Ngài đặt ra cho tạo vật, còn bản thân Ngài là Đấng Sáng Tạo, chẳng có luật nào có thể hạn chế, đóng khung được Ngài. Ví dụ rất đơn  giản Chúa Giê-su đi bộ trên biển mà không chìm (sách Ma-thi-ơ chương 14 câu 25), quở mắng gió bão làm sóng yên biển lặng (sách Ma-thi-ơ chương 8). Chúa đặt tay trên người  hủi mà không bị lây (Sách Ma-thi-ơ chương 8 câu 3). Chúa đứng trong lò lửa nóng gấp bảy lần bình thường mà không cháy (sách Đa-ni-en chương 3 câu 25). Chúa làm cho Mặt Trời không lặn, hay nói một cách khoa học hơn là Trái Đất ngừng quay một ngày mà chẳng ai bay vào vũ trụ vì quán tính. (Sách Giô-suê chương 10). Chúa làm cách nào chẳng ai biết, công việc của Chúa không phản khoa học nhưng vượt trên tri thức của loài người. Chúng ta nên nhớ rằng: Kinh Thánh không phải là tập san khoa học nhưng là văn tự ghi lại sự kiện lịch sử với chủ đề tâm linh: Tội lỗi con người và chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời. 
       Trong dòng đầu tiên của Kinh Thánh có ghi: "Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất.". Vậy Đức Chúa Trời lấy vật liệu từ đâu?  Muốn chế tạo xe hơi phải có sắt thép, nhựa và cao su... Kinh Thánh chẳng dấu diếm  hay nói quanh co việc này, nhưng khẳng định rằng Đức Chúa Trời sáng tạo từ chỗ chẳng có gì cả. Điều ấy thật vô lý, nếu như chúng ta không biết đến khả năng của Ngài. Chắc chúng ta còn nhớ vật chất có thể biến thành năng lượng (phản ứng nhiệt hạch) và ngược lại năng lượng có thể biến thành vật chất (qua máy gia tốc cực mạnh gọi là cosmotron). Năng lượng là một sự vô hình, vô thể. Trong chân không cũng tồn tại năng lượng. Năng lượng đến từ Đức Chúa Trời, nguồn năng lượng vô biên và vĩnh cửu. Đức Chúa Trời có thể khiến một phần năng lượng của Ngài trở nên vật chất (trời, đất và nước) và một phần năng lượng của Ngài biến thành ánh sáng. Dù một phần năng lượng đã biến thành vật chất và ánh sáng, Ngài chẳng vì thế mà yếu đi hoặc phải ăn uống tẩm bổ để lấy lại sức. Điều này tương tự như việc một con muỗi đang đậu trên một quả núi tự nhiên bay đi, quả núi ấy chẳng vì thế mà nhẹ đi mấy gam. 
       Trong thế kỷ hai mươi, người ta biết đến cấu tạo của vật chất, biết đến các phân tử,  nguyên tử, điện tử, hạt nhân, hạt Gam-ma, hạt Bê-ta, hạt Phô-tôn là những thứ mắt thường không thể thấy. Có hạt nhỏ đến mức mà dụng cụ quang học điện tử cũng phải chịu bó tay. Người ta biết đến nhờ quan sát hiệu quả của nó trên các hạt khác. Thế mà cách đây hai nghìn năm, tác giả của sách Hê-bơ-rơ viết rằng, bởi đức tin chúng ta biết rằng "thế gian đã được làm nên bởi lời của Đức Chúa Trời, đến nỗi các vật bày ra (sờ sờ trước mắt) đó đều chẳng phải từ các vật (có thể) thấy được mà đến." (sách Hê-bơ-rơ chương 11 câu 3) Câu Kinh Thánh này cho biết hai điều. Thứ nhất khẳng định việc Đức Chúa Trời tạo ra trời đất và muôn vật từ chỗ chẳng có gì cả. Thứ hai  khẳng định rằng thế giới vật chất hữu hình được tạo nên bởi các hạt vô hình, quá nhỏ cho mắt thường quan xát được. Đây phải chăng là kiến thức vật lý nguyên tử hiện đại hay sự "mở óc" cho tôi tớ Chúa cách đây gần hai nghìn năm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét