Margaret E. Barber (1866–1929) là một nhà truyền giáo ở Trung Quốc. Cô sinh năm 1866 tại Peasenhall - Suffolk, Anh Quốc, là con gái của Louis và Martha Barber. Cô mất năm 1929, thọ 63 tuổi Trong suốt cuộc đời , cô đã đến Trung Quốc hai lần để rao giảng phúc âm. Cô rời bỏ nhà cửa, vượt ngàn dặm xa xôi, một mình đến Trung Quốc như một nhà truyền giáo độc lập của Hội Anh Em. Cô là người có ảnh hưởng nhất đối với anh Watchman Nee.
Dọc theo bờ biển miền nam Trung Quốc (tại Foochow - Phúc Kiến), cô và vài người khác thường xuyên dạy lớp Kinh Thánh tại “White Teeth Rock”. Tại đó cô đã tiếp xúc với Watchman Nee
khi anh học tại trường Cao Đẳng Ba Ngôi. Cô Barber giới thiệu các sách của J. N. Darby, Madam Jeanne Guyon, Jessie Penn-Lewis, D. M. Panton, T. Austin Sparks và và một số tác giả khác đã giúp đỡ bà về mặt thuộc linh cho Watchman Nee. Cô cũng là người có ảnh hưởng về thuộc linh trên một số người Trung Quốc khác như Lelang Wang (Wang Cai) người mà sau này trở thành nhà lãnh đạo cuộc cải cách trong Cơ đốc giáo cùng với Watchman Nee.
Cuộc đời và chức vụ
Margaret E. Barber rao giảng phúc âm và dạy dỗ về các nguyên tắc của sự sống thần thượng tại Trung Quốc. Cô quan tâm đến sự sống bề trong hơn là các công tác bên ngoài. Cô được biết đến như người cảnh báo những cơ-đốc nhân trẻ theo đuổi các công tác bề ngoài, điều mà bà tin rằng sẽ làm hỏng cuộc đời thuộc linh của họ. Hầu hết thời gian bà cầu nguyện cho Trung Quốc và Foochow và cũng giúp đỡ những người tìm kiếm các sự hướng dẫn thuộc linh của cô. Margaret E. Barber trông đợi sự hiện đến lần thứ hai của Christ. Điều này được minh chứng trong càc bài thánh ca do cô sáng tác về sự chờ đợi Đấng Christ trở lại. Có lần Watchman Nee từng nói về cô như sau: "Chị Barber đã cầu nguyện rằng: 'Chúa ơi, Ngài thật sẽ để năm 1925 trôi qua sao? Dầu vậy, con trong ngày cuối năm này con vẫn xin ngày đến hôm nay.”
Barber không để lại gì ngoài một quyển sách nhỏ gồm các bài thánh ca do cô sáng tác được xuất bản tại Trung Quốc sau đó bởi người cháu gái. Các tác phẩm này minh họa việc cô đã nỗ lực để sống trong hiện diện của Chúa và khao khát trông đợi sự trở lại của Christ. Xin đọc một câu trong bài thơ mà cô đã sáng tác:
If the path I travel
Lead me to the cross,
If the way Thou chooset
Lead to pain and loss,
Let the compensation
Daily, hourly, be
Shadowless communion,
Blessed Lord, with Thee.
Nếu con đường con trải qua
Dẫn con đến thập tự giá
Nếu con đường Ngài đã chọn
Dẫn con đến đau đớn và mất mát
Thì Chúa ơi, xin ban cho con
Sự bù đắp bằng mối tương giao không chút mây mù
Với Ngài là Đấng đáng được chúc tụng.
(Tạm dịch)
Trong thời gian anh Watch man Nee tìm kiếm Chúa khi đi học, Chúa đưa anh đến tiếp xúc thường xuyên với cô Margaret E. Barber. Cô Barber, một giáo sĩ thuộc Anh Quốc giáo, được phái đến Phúc Kiến, Trung Quốc, vào cuối Thế Kỷ 19. Các bạn giáo sĩ khác ganh ghét cô và thêu dệt một lời buộc tội nghiêm trọng ,vu cho cô, làm cho cô bị gọi về nước, phải lìa khỏi cánh đồng truyền giáo. Cô Barber biết Chúa cách sống động. Cô kinh nghiệm thập tự giá cách sâu xa và liên tục thực hành những bài học thập tự giá. Vì vậy, cô quyết định không tự bào chữa trước những lời buộc tội mình. Cô ở nhà mình tại Anh Quốc nhiều năm. Một thời gian sau đó, ông chủ tịch ủy ban truyền giáo nhận biết vấn đề người ta tố cáo cô chỉ là một trường hợp xuyên tạc, ông yêu cầu cô nói rõ sự thật. Ông nói ông nhận thấy cô muốn học bài học thập tự giá và không muốn nói gì để tự biện minh cho mình, nhưng với tư cách là một người có thẩm quyền trên cô, ông ra lệnh cho cô phải nói lên sự thật. Khi ấy, cô Bar ber thuật lại toàn thể sự việc. Cô hoàn toàn được minh oan trước ủy ban truyền giáo, và họ quyết định gửi cô trở lại Trung Quốc. Tuy nhiên, cô xin ra khỏi đoàn truyền giáo, xét rằng đã đến lúc phải làm như vậy, mặc dầu cô vẫn có gánh nặng trở lại Trung Quốc vì lợi ích của Chúa.
Trước thời điểm ấy, cô Barber đã tiếp xúc với D. M. Panton. Ông Panton vừa là một học giả uyên bác về Lời Chúa, vừa là một người biết những điều xấu của hệ thống giáo phái. Qua sự giao tiếp với ông, cô Barber cũng được sáng tỏ về các giáo phái. Sau khi dành nhiều thì giờ cầu nguyện, cô cảm thấy chính Chúa sai cô trở lại Trung Quốc. Cô thật trở lại Trung Quốc, nhưng lần này không liên hệ với hội truyền giáo nào cả. Theo quan điểm của con người, cô tự trở lại Trung Quốc vào đầu Thế Kỷ 20. Cô định cư tại vùng ngoại ô Phúc Châu, thành phố này là quê hương của Watch man Nee. Cô sống tại đó, ít đi đâu và không xuất hiện trước công chúng. Cô chỉ ở nhà, cầu nguyện nhiều cho chuyển động của Chúa tại Trung Quốc và giúp đỡ những người đến xin cô khuyên bảo trong việc tìm kiếm Chúa. Chắc chắn cô là hạt giống mà Chúa đã gieo tại Trung Quốc cho sự khôi phục của Ngài. Cô sáng tác một số bài thơ, nhiều bài trong số ấy được chuyển thành thánh ca và bao gồm trong quyển thánh ca của chúng ta (Hymns, do Living Stream Ministry xuất bản). Tất cả những bài ấy đều nói lên kinh nghiệm sâu xa trong Đấng Christ.
Dọc theo bờ biển miền nam Trung Quốc (tại Foochow - Phúc Kiến), cô và vài người khác thường xuyên dạy lớp Kinh Thánh tại “White Teeth Rock”. Tại đó cô đã tiếp xúc với Watchman Nee
khi anh học tại trường Cao Đẳng Ba Ngôi. Cô Barber giới thiệu các sách của J. N. Darby, Madam Jeanne Guyon, Jessie Penn-Lewis, D. M. Panton, T. Austin Sparks và và một số tác giả khác đã giúp đỡ bà về mặt thuộc linh cho Watchman Nee. Cô cũng là người có ảnh hưởng về thuộc linh trên một số người Trung Quốc khác như Lelang Wang (Wang Cai) người mà sau này trở thành nhà lãnh đạo cuộc cải cách trong Cơ đốc giáo cùng với Watchman Nee.
Cuộc đời và chức vụ
Margaret E. Barber rao giảng phúc âm và dạy dỗ về các nguyên tắc của sự sống thần thượng tại Trung Quốc. Cô quan tâm đến sự sống bề trong hơn là các công tác bên ngoài. Cô được biết đến như người cảnh báo những cơ-đốc nhân trẻ theo đuổi các công tác bề ngoài, điều mà bà tin rằng sẽ làm hỏng cuộc đời thuộc linh của họ. Hầu hết thời gian bà cầu nguyện cho Trung Quốc và Foochow và cũng giúp đỡ những người tìm kiếm các sự hướng dẫn thuộc linh của cô. Margaret E. Barber trông đợi sự hiện đến lần thứ hai của Christ. Điều này được minh chứng trong càc bài thánh ca do cô sáng tác về sự chờ đợi Đấng Christ trở lại. Có lần Watchman Nee từng nói về cô như sau: "Chị Barber đã cầu nguyện rằng: 'Chúa ơi, Ngài thật sẽ để năm 1925 trôi qua sao? Dầu vậy, con trong ngày cuối năm này con vẫn xin ngày đến hôm nay.”
Barber không để lại gì ngoài một quyển sách nhỏ gồm các bài thánh ca do cô sáng tác được xuất bản tại Trung Quốc sau đó bởi người cháu gái. Các tác phẩm này minh họa việc cô đã nỗ lực để sống trong hiện diện của Chúa và khao khát trông đợi sự trở lại của Christ. Xin đọc một câu trong bài thơ mà cô đã sáng tác:
If the path I travel
Lead me to the cross,
If the way Thou chooset
Lead to pain and loss,
Let the compensation
Daily, hourly, be
Shadowless communion,
Blessed Lord, with Thee.
Nếu con đường con trải qua
Dẫn con đến thập tự giá
Nếu con đường Ngài đã chọn
Dẫn con đến đau đớn và mất mát
Thì Chúa ơi, xin ban cho con
Sự bù đắp bằng mối tương giao không chút mây mù
Với Ngài là Đấng đáng được chúc tụng.
(Tạm dịch)
Trong thời gian anh Watch man Nee tìm kiếm Chúa khi đi học, Chúa đưa anh đến tiếp xúc thường xuyên với cô Margaret E. Barber. Cô Barber, một giáo sĩ thuộc Anh Quốc giáo, được phái đến Phúc Kiến, Trung Quốc, vào cuối Thế Kỷ 19. Các bạn giáo sĩ khác ganh ghét cô và thêu dệt một lời buộc tội nghiêm trọng ,vu cho cô, làm cho cô bị gọi về nước, phải lìa khỏi cánh đồng truyền giáo. Cô Barber biết Chúa cách sống động. Cô kinh nghiệm thập tự giá cách sâu xa và liên tục thực hành những bài học thập tự giá. Vì vậy, cô quyết định không tự bào chữa trước những lời buộc tội mình. Cô ở nhà mình tại Anh Quốc nhiều năm. Một thời gian sau đó, ông chủ tịch ủy ban truyền giáo nhận biết vấn đề người ta tố cáo cô chỉ là một trường hợp xuyên tạc, ông yêu cầu cô nói rõ sự thật. Ông nói ông nhận thấy cô muốn học bài học thập tự giá và không muốn nói gì để tự biện minh cho mình, nhưng với tư cách là một người có thẩm quyền trên cô, ông ra lệnh cho cô phải nói lên sự thật. Khi ấy, cô Bar ber thuật lại toàn thể sự việc. Cô hoàn toàn được minh oan trước ủy ban truyền giáo, và họ quyết định gửi cô trở lại Trung Quốc. Tuy nhiên, cô xin ra khỏi đoàn truyền giáo, xét rằng đã đến lúc phải làm như vậy, mặc dầu cô vẫn có gánh nặng trở lại Trung Quốc vì lợi ích của Chúa.
Trước thời điểm ấy, cô Barber đã tiếp xúc với D. M. Panton. Ông Panton vừa là một học giả uyên bác về Lời Chúa, vừa là một người biết những điều xấu của hệ thống giáo phái. Qua sự giao tiếp với ông, cô Barber cũng được sáng tỏ về các giáo phái. Sau khi dành nhiều thì giờ cầu nguyện, cô cảm thấy chính Chúa sai cô trở lại Trung Quốc. Cô thật trở lại Trung Quốc, nhưng lần này không liên hệ với hội truyền giáo nào cả. Theo quan điểm của con người, cô tự trở lại Trung Quốc vào đầu Thế Kỷ 20. Cô định cư tại vùng ngoại ô Phúc Châu, thành phố này là quê hương của Watch man Nee. Cô sống tại đó, ít đi đâu và không xuất hiện trước công chúng. Cô chỉ ở nhà, cầu nguyện nhiều cho chuyển động của Chúa tại Trung Quốc và giúp đỡ những người đến xin cô khuyên bảo trong việc tìm kiếm Chúa. Chắc chắn cô là hạt giống mà Chúa đã gieo tại Trung Quốc cho sự khôi phục của Ngài. Cô sáng tác một số bài thơ, nhiều bài trong số ấy được chuyển thành thánh ca và bao gồm trong quyển thánh ca của chúng ta (Hymns, do Living Stream Ministry xuất bản). Tất cả những bài ấy đều nói lên kinh nghiệm sâu xa trong Đấng Christ.
Margaret Barber sống bởi đức tin. Cô không có phương tiện hỗ trợ từ bên ngoài. Theo phong tục Trung Quốc, tất cả các hóa đơn phải được thanh toán hết vào cuối năm. Nhưng vào cuối một năm nọ, cô khám phá mình thiếu một trăm hai mươi đồng Trung Quốc. Chỉ còn hai ngày là đến Tết Âm lLch, cô cầu nguyện tha thiết với Chúa về nhu cầu này. Vào ngày cuối năm, một điện tín do ông D. M. Panton tại Luân-đôn gửi đến qua ngân hàng Anh ở Phúc Châu. Số tiền được gửi chính xác là một trăm hai mươi đồng Trung Quốc.
Qua việc tiếp xúc với cô Barber, Watchman Nee được gây dựng rất nhiều và được làm cho hoàn hảo. Bất cứ khi nào có một vấn đề hay cần được chỉ dẫn hoặc củng cố về phương diện thuộc linh, anh đều đến gặp cô. Cô xem anh như một học trò trẻ tuổi và thường xuyên thi hành kỷ luật nghiêm khắc [đối với anh]. Vào thời ấy, có đến trên sáu mươi anh chị em trẻ tuổi đến nhận sự giúp đỡ từ cô Barber. Vì sâu nhiệm trong Chúa và vô cùng nghiêm khắc, cô thường khiển trách những người trẻ tuổi ấy về nhiều điều. Sau một thời gian ngắn, hầu hết những thanh niên nam nữ ấy không còn đến gặp cô nữa. Người duy nhất tiếp tục đến gặp cô là Watchman Nee. Khi anh đến thăm cô, cô thường khiển trách và rầy la anh. Cô thường vạch ra rằng với tư cách là một người trẻ tuổi, anh không thể hầu việc Chúa theo cách này hay cách kia. Tuy nhiên, cô càng khiển trách, anh càng trở lại để được khiển trách. Bằng cách tự nguyện đặt chính mình trước mặt cô để được khiển trách, anh nhận được sự giúp đỡ không thể kể xiết.
Qua việc tiếp xúc với cô Barber, Watchman Nee được gây dựng rất nhiều và được làm cho hoàn hảo. Bất cứ khi nào có một vấn đề hay cần được chỉ dẫn hoặc củng cố về phương diện thuộc linh, anh đều đến gặp cô. Cô xem anh như một học trò trẻ tuổi và thường xuyên thi hành kỷ luật nghiêm khắc [đối với anh]. Vào thời ấy, có đến trên sáu mươi anh chị em trẻ tuổi đến nhận sự giúp đỡ từ cô Barber. Vì sâu nhiệm trong Chúa và vô cùng nghiêm khắc, cô thường khiển trách những người trẻ tuổi ấy về nhiều điều. Sau một thời gian ngắn, hầu hết những thanh niên nam nữ ấy không còn đến gặp cô nữa. Người duy nhất tiếp tục đến gặp cô là Watchman Nee. Khi anh đến thăm cô, cô thường khiển trách và rầy la anh. Cô thường vạch ra rằng với tư cách là một người trẻ tuổi, anh không thể hầu việc Chúa theo cách này hay cách kia. Tuy nhiên, cô càng khiển trách, anh càng trở lại để được khiển trách. Bằng cách tự nguyện đặt chính mình trước mặt cô để được khiển trách, anh nhận được sự giúp đỡ không thể kể xiết.
Vào ngày 7 tháng 2 năm 1950, khi tương giao với hội-thánh tại Hồng Kông, anh nói: “Có sáu mươi sáu thanh niên nam nữ ở dưới sự huấn luyện của Chị Barber. Trong bức thư đầu tiên anh D. M. Panton gửi đến cho tôi, anh ấy nói rằng sau mười năm, nếu còn lại sáu người trong số các thanh niên nam nữ ấy thì đã là tốt rồi. Bây giờ sau một thời gian dài, chỉ còn lại bốn người”. Margaret E. Barber ở trong sự hiện diện của Chúa rất thường xuyên. Một ngày kia Watchman Nee đến gặp cô. Trong khi đợi gặp cô, anh ngồi chờ ở phòng khách. Anh nói rằng mặc dầu cô chưa có mặt tại đó, anh đã cảm nhận được sự hiện diện của Chúa cách sâu xa. Hằng ngày, Cô Barber trông đợi Chúa trở lại. Vào ngày cuối cùng của một năm nọ, khi hai người đang cùng đi bách bộ gần đến một góc đường. Cô nói: “Có lẽ khi quẹo góc đường kia, chúng ta sẽ gặp Ngài”. Cô nóng lòng mong đợi Chúa trở lại. Cô sống và làm việc trong niềm hi vọng Chúa trở lại.
Vào năm 1933 Watchman Nee đến thăm Âu Châu. Suốt các cuộc hành trình của mình, anh nói rằng anh khó có thể tìm được một người nào trong thế giới Phương Tây sánh được với cô Margaret Barber. Qua chị em này, anh đã nhận được nền tảng cho đời sống thuộc linh. Anh thường nói với những người khác rằng nhờ một chị em, anh đã được cứu, và cũng nhờ một chị em, anh đã được gây dựng.
Margaret Barber về với Chúa vào năm 1930. Trong di chúc, chị để tất cả vật sở hữu của mình lại cho Watchman Nee. Những tài sản ấy không có gì nhiều ngoài một quyển Kinh Thánh cũ với tất cả những phần ghi chú quí báu. Anh đã định viết tiểu sử của chị, nhưng thời gian không cho phép.
Trong thư ngỏ của tạp chí The Present Testimony (Chứng Cớ Hiện Tại), số tháng 3 năm 1930, Watchman Nee nhận xét như sau về sự ra đi của cô Barber: “Chúng ta vô cùng đau buồn khi nghe tin chị BarBer qua đời tại Lo-hsing, Phúc Kiến. Chị là người rất sâu nhiệm trong Chúa; theo tôi, mối tương giao chị có với Chúa và sự trung tín chị bày tỏ với Ngài thật hiếm thấy trên trái đất này”.
(Phần trích từ quyển sách Watchman Nee Người Nhìn Thấy Khải Thị Thần Thượng Trong Thời Đại Hiện Tại - do LSM xuất bản năm 1991)
(nguồn: codocnhan.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét