3/15/2012

SỰ TIẾN TRIỂN CỦA CÁC GIÁO LÝ TRONG KINH THÁNH



XXVIII. SỰ TIẾN TRIỂN CỦA CÁC GIÁO LÝ
TRONG KINH THÁNH
Mỗi một người đọc Kinh Thánh đều cần phải biết thêm một điều nữa: Kinh Thánh là khải thị của Đức Chúa Trời trao cho chúng ta trong nhiều phần và qua nhiều cách (Hê 1:1). Đức Chúa Trời ban cho chúng ta khải thị không những trong nhiều phần mà còn qua nhiều cách, và mỗi khi Ngài ban cho chúng ta một khải thị mới thì khải thị ấy tiến triển hơn so với các khải thị cũ.
Chúng ta phải nhận thấy sự tiến triển về lẽ thật của Đức Chúa Trời trong suốt Kinh Thánh. Nói như vậy không có nghĩa là khải thị của Kinh Thánh không trọn vẹn. Khải thị của Đức Chúa Trời chứa đựng trong toàn bộ Kinh Thánh, và là trọn vẹn. Tuy nhiên, khải thị ấy tiệm tiến. Vào giai đoạn đầu, Đức Chúa Trời mặc khải chính Ngài theo một cách nào đó. Vào giai đoạn thứ hai có khải thị khác của Ngài được thêm vào khải thị thứ nhất. Vào giai đoạn kế tiếp lại có khải thị nữa được thêm vào. Cứ diễn ra như vậy cho đến khi sự khải thị được hoàn tất. Chúng ta không thể nói sự khải thị của Đức Chúa Trời không trọn vẹn vào bất cứ giai đoạn nào. Tuy nhiên, khi so sánh với toàn bộ khải thị, thì mỗi khải thị không trọn vẹn. Khải thị của Đức Chúa Trời cho Áp-ra-ham thì trọn vẹn vào thời của ông. Nhưng khi nhìn khải thị ấy theo ánh sáng của toàn bộ khải thị ngày nay, chúng ta nhận thức rằng khải thị dành cho Áp-ra-ham không đầy đủ. Chúng ta phải học tập truy tìm khải thị của Đức Chúa Trời qua A-đam, Nô-ê, Áp-ra-ham, con dân Y-sơ-ra-ên, Môi-se, v.v... một cách đầy đủ và trọn vẹn. Khải thị của Ngài luôn luôn tiến triển.
Chúng ta cũng phải học tập phân biệt những lẽ thật có tính cách thời đại của Đức Chúa Trời với những lẽ thật có tính chất đời đời của Ngài. Trong Kinh Thánh, một số giáo lý chỉ dành riêng cho một thời đại nào đó, trong khi các giáo lý khác thì dành cho mọi thời đại. Đôi khi Đức Chúa Trời đưa ra một mạng lệnh trong thời đại nào đó, nhưng mạng lệnh ấy không có hiệu lực cho đến đời đời. Chẳng hạn, Đức Chúa Trời truyền con dân Y-sơ-ra-ên giết tất cả những người Ca-na-an. Đó là một lẽ thật có tính cách thời đại, chứ không phải là để làm theo cho đến đời đời. Chúng ta phải phân biệt các lẽ thật có tính cách thời đại và các lẽ thật có tính chất đời đời. Điều này rất quan trọng. Một số lời có tính chất thời đại. Chúng dành cho những người sống trong một thời đại, chứ không phải dành cho mọi người trong mọi thời đại. Một số lời có tính chất đời đời; những lời ấy áp dụng cho mọi người trong mọi thời đại. Trong khi đọc Kinh Thánh, chúng ta phải phân biệt giữa các lẽ thật có tính cách thời đại và các lẽ thật có tính chất đời đời. Chúng ta phải nhận biết điều nào có thể áp dụng cho một thời đại nào đó và điều nào có thể áp dụng cho mọi thời đại. Chúng ta phải phân biệt rõ hai điều này. Nếu không, chúng ta sẽ gặp phải nhiều trở ngại không thể vượt qua.
Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng những lời trong Cựu Ước chỉ dành cho những người thuộc về thời đại Cựu Ước. Họ xem tất cả những lời trong Cựu Ước là có tính chất thời đại. Những người khác thì nghĩ rằng tất cả những lời trong Cựu Ước đều dành cho chúng ta, và họ chấp nhận toàn bộ Cựu Ước là lẽ thật có tính chất đời đời. Nhưng chúng ta phải tách các lẽ thật có tính thời đại khỏi các lẽ thật có tính chất đời đời. Nếu lời Đức Chúa Trời cho con người trong một thời đại nào đó chỉ có thể áp dụng cho những người vào thời ấy thì đó là lẽ thật có tính chất thời đại. Nếu lời ấy có thể áp dụng cho mọi thời đại như nhau, thì đó một lẽ thật có tính chất đời đời. Những lẽ thật có tính chất đời đời đều tiệm tiến. Vào một thời đại, Đức Chúa Trời có thể chỉ phán một hai lời. Vào thời đại kế tiếp, Đức Chúa Trời có thể phán thêm một chút. Tuy nhiên, chúng ta phải biết rằng sự tiệm tiến của lẽ thật chỉ có thể phát triển bên trong lãnh vực của Kinh Thánh. Các giáo lý phát triển bên ngoài Kinh Thánh không thể nào được xem là sự tiến triển của lẽ thật.
Khi đọc Sáng-thế Ký, chúng ta thấy Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, Đấng Cai Trị, Đấng Ban Luật Pháp, Đấng Phán Xét và Đấng Cứu Chuộc. Lẽ thật về Đức Chúa Trời trong Cựu Ước thì tiệm tiến. Năm phương diện này được đề cập cách đầy đủ trong toàn bộ Cựu Ước. Trong Sáng-thế Ký, chúng ta cũng thấy rằng sự tạo dựng của con người thật vinh hiển và sự sa ngã của con người thật hổ nhục. Con người cần sự cứu rỗi, tìm kiếm Đức Chúa Trời, và cố gắng dùng công việc để tự cứu mình. Đó là những gì sách Sáng-thế Ký cho chúng ta biết giáo lý về con người; tuy nhiên, trong năm lẽ thật này về con người, Tân Ước đi sâu vào chi tiết hơn. Sự tiến triển của lẽ thật có nghĩa là như vậy.
Từ A-đam đến Sa-mu-ên, chúng ta thấy chế độ thần quyền, đó là Đức Chúa Trời trực tiếp cai trị dân Ngài. Từ Đa-vít và Sa-lô-môn cho đến khi bị bắt đày qua Ba-by-lôn, chúng ta thấy chế độ quân chủ, tức là Đức Chúa Trời cai trị dân Ngài qua các vua. Từ khi bị bắt đày qua Ba-by-lôn cho tới lúc Chúa Giê-su đến, chúng ta thấy sự cai trị của các tiên tri và thầy tế lễ. Trước hết là chế độ thần quyền, rồi đến chế độ quân chủ, cuối cùng là sự cai trị của các tiên tri và thầy tế lễ. Từ đầu đến cuối có một sự tiến triển từ các luật lệ bên ngoài đến các luật lệ bên trong. Nhìn bên ngoài, mọi sự đều thất bại. Nhưng bề trong, “sự công chính” đã đến. Vì vậy có một sự tiến triển của lẽ thật.
Trong Tân Ước, chúng ta thấy rõ Đấng Christ trong bốn sách Phúc-âm. Điều này rõ ràng là một sự tiến triển. Chúng ta có thể chia bốn sách Phúc-âm thành bảy phần.
Trong phần thứ nhất, Chúa Giê-su chứng minh Ngài là Đấng Mê-si-a. Sự kiện này diễn ra tại Giê-ru-sa-lem, Giu-đa cùng Sa-ma-ri, và được chép lại trong Giăng chương 1—4.
Trong phần thứ hai, sau khi Đấng Mê-si-a được chứng thực thì vấn đề vương quốc thiên thượng được đưa ra. Tại đây, chúng ta có lời tuyên bố về vương quốc thiên thượng trong Ma-thi-ơ chương 4, nội dung của vương quốc thiên thượng trong các chương từ năm đến bảy, và huyền nhiệm về vương quốc thiên thượng trong chương mười ba. Phần thứ hai tiến triển đến vấn đề vương quốc thiên thượng.
Trong phần thứ ba có sự xác nhận về thân-vị của Con Đức Chúa Trời, bắt đầu từ việc Chúa cho năm ngàn người ăn. Phúc-âm Giăng tường thuật đặc biệt về sự kiện này. Mặc dầu các sách Phúc-âm khác cũng đề cập đến sự kiện này, lời tường thuật của Giăng mang một ý nghĩa đặc biệt. Giăng chỉ ra rằng việc Chúa cho năm ngàn người ăn bánh là để chứng minh Ngài là Con Đức Chúa Trời. Từ thời điểm ấy trở đi có sự kiện Phi-e-rơ xưng nhận Đấng Christ và Con Đức Chúa Trời tại Sê-sa-rê. Sau đó có sự kiện Chúa hóa hình trên núi. Tất cả những sự kiện ấy đều là bằng chứng về thân-vị của Chúa Giê-su.
Trong phần bốn, sau sự hóa hình trên núi, Chúa xoay mặt mình hướng về Giê-ru-sa-lem. Bấy giờ, Đấng Christ ấy là một Đấng chịu khổ, là Đấng sẽ chịu chết (Math. 16:21; Lu 9:51).
Trong phần năm, Chúa Giê-su vào Giê-ru-sa-lem và nói đến sự đến lần thứ hai của Ngài. Sau đó, chúng ta có lời tiên tri của Chúa trên núi Ô-li-ve trong Ma-thi-ơ chương 24—25.
Trong phần sáu, vào đêm lễ Vượt-qua, trong phòng cao, Chúa nói với các môn đồ về sự ngự xuống của Thánh Linh, ẩn dụ về cây nho, v.v... (Giăng 14—17).
Trong phần bảy, Đấng Christ phục sinh ủy thác các môn đồ rao giảng phúc-âm.
Khi đọc các sách Phúc-âm, trước hết chúng ta cần phải nhận biết bảy phần này trong lịch sử của Đấng Christ, giống như xác định vị trí của bảy ngọn núi. Một khi đã làm như vậy, chúng ta sẽ hiểu biết rất rõ ràng về các công tác và hành động của Chúa Giê-su.
Trong sách Công-vụ, chúng ta tìm thấy ba điều trọng yếu: 1) sự phục sinh của Chúa Giê-su, 2) sự trị vì của Ngài, và 3) sự tha thứ của Ngài. Ngày nay, Chúa phục sinh đang trị vì, và đang rao giảng lời về sự tha thứ cho mọi người. Điều này cho thấy sách Công-vụ là một sự tiến triển xa hơn so với các sách Phúc-âm.
Sau đó là các Thư-tín của Phao-lô. Chúng ta phải lưu ý đến thứ tự những bức thư của Phao-lô trong Kinh Thánh, ngược lại với thứ tự thời gian các thư ấy được viết ra. Thứ tự thời gian là như sau: 1 Tê-sa-lô-ni-ca, 2 Tê-sa-lô-ni-ca, 1 Cô-rin-tô, 2 Cô-rin-tô, Ga-la-ti, Rô-ma, Phi-lê-môn, Cô-lô-se, Ê-phê-sô, Phi-líp, 1 Ti-mô-thê, Tít, 2 Ti-mô-thê. (Nếu chúng ta kể Hê-bơ-rơ là một trong các sách của Phao-lô thì nó cần phải được đặt trước 1 Ti-mô-thê). Các Thư-tín của Phao-lô có thể được chia thành bốn loại:
1) 1 và 2 Tê-sa-lô-ni-ca bàn về sự đến của Chúa.
2) 1 và 2 Cô-rin-tô cùng với Ga-la-ti là để điều chỉnh những sai lầm của các tín đồ.
3) Rô-ma, Phi-lê-môn, Cô-lô-se, Ê-phê-sô và Phi-líp bày tỏ về Đấng Christ.
4) 1 và 2 Ti-mô-thê cùng với Tít bàn về những vấn đề như sự quản trị và trật tự của hội-thánh. Các sách này không bày tỏ thêm bao nhiêu về phương diện khải thị. Sự khải thị của Đức Chúa Trời cho Phao-lô đạt đến đỉnh cao trong sách Ê-phê-sô.
Qua thứ tự trên, chúng ta nhận thấy rằng lẽ thật trong Kinh Thánh luôn luôn tiến triển. Vào thời Phao-lô, vấn đề hội-thánh đã hoàn toàn được giải quyết, những sai lầm của các tín đồ đã hoàn toàn được điều chỉnh, những sự phong phú của hội-thánh đã được đưa ra, và vấn đề Đấng Christ trở lại đã được giải quyết. Đó là sự tiến triển. Các Thư-tín còn lại như Hê-bơ-rơ, Gia-cơ, 1 và 2 Phi-e-rơ, và Giu-đe đều mang một tính chất khác; các sách ấy có đặc điểm riêng của chúng. Có người đã gọi những sách ấy là “các Thư-tín chung”. Sách Hê-bơ-rơ cho chúng ta thấy giao ước mới. Sách Gia-cơ cho chúng ta thấy những việc làm. 1 và 2 Phi-e-rơ cho chúng ta thấy sự chịu khổ và hi vọng. Giu-đe cho chúng ta thấy việc bảo vệ niềm tin. Các Thư-tín ấy bàn về những vấn đề linh tinh liên quan đến một Cơ-đốc-nhân; chúng không đóng góp gì cho sự tiến triển về mặt khải thị. Cuối cùng, chúng ta có các Thư-tín của Giăng và sách Khải-thị của ông. Tại đây, chúng ta nhận thấy Giăng tiến xa hơn nữa. Phao-lô cho chúng ta các lẽ thật, trong khi Giăng cho chúng ta nền thần học. Giăng đặc biệt nêu lên thực tại đằng sau Đạo Đấng Christ, đó là sự sống của Đức Chúa Trời. Các Thư-tín của Giăng và sách Khải-thị đưa chúng ta trở về với Đức Chúa Trời.
Các lẽ thật trong Kinh Thánh luôn luôn tiến triển. Mỗi lẽ thật đều có đỉnh cao của nó. Khải thị được mặc khải trong một sách, rồi những khải thị sâu xa hơn được mặc khải trong những sách khác. Khi tiến triển đến một sách nào đó, thì khải thị đạt đến điểm cao nhất. Chẳng hạn như trong việc nghiên cứu đề tài về sự công chính, chúng ta phải bắt đầu từ Ma-thi-ơ và xét xem khởi đầu vấn đề này được mặc khải như thế nào. (Về đề tài này chúng ta có thể bỏ qua ba sách Phúc-âm kia). Khi chúng ta đến với sách Rô-ma và Ga-la-ti, đề tài này đạt đến đỉnh cao nhất của nó. Về vấn đề hội-thánh, chúng ta phải bắt đầu từ Ma-thi-ơ chương 16. Đến sách Ê-phê-sô thì vấn đề này được bàn đến cách trọn vẹn. Đối với vấn đề sự sống, chúng ta phải bắt đầu từ Phúc-âm Giăng. Đến khi chúng ta đến với các Thư-tín của Giăng thì đề tài này đạt đến đỉnh cao nhất của nó, và vấn đề được giải quyết.
Nếu áp dụng phương pháp này cho từng sách một, chúng ta sẽ khám phá lần đầu tiên một vấn đề được giới thiệu tại đâu, được phát triển và khai triển ở chỗ nào, và hoàn toàn được luận giải và giải quyết ở nơi nào. Điều thú vị là sau khi một vấn đề được giải quyết thì không thấy bàn thêm gì về vấn đề ấy trong các sách sau. Mỗi vấn đề đều được giải quyết trong một hay hai sách, và sau khi vấn đề ấy được giải quyết thì các sách theo sau hoặc không bàn thêm về vấn đề ấy hoặc lướt qua vấn đề ấy. Không khải thị mới nào được thêm vào đề tài ấy. Đến khi toàn thể Kinh Thánh được hoàn tất thì toàn bộ khải thị của Đức Chúa Trời cũng đạt đến đỉnh cao nhất. Sự khải thị của Đức Chúa Trời luôn luôn tiệm tiến, và liên tục tiến triển cho đến cuối cùng là khi mọi sự đều được hoàn thành.
Vì vậy, khi đọc Kinh Thánh, chúng ta phải làm hai điều. Thứ nhất, chúng ta phải tìm thấy khải thị của Kinh Thánh; đó là chúng ta phải tìm xem lần đầu tiên một lẽ thật được nói đến ở đâu. Thứ hai, chúng ta phải tìm xem những ý nghĩa và khải thị mới được thêm vào ở chỗ nào. Chúng ta phải dò tìm lẽ thật ấy từng bước một và làm dấu những bước ấy. Sách này có thể cho chúng ta lời giới thiệu. Sách kia có thể cho chúng ta thêm lời giải thích. Sách thứ ba có thể cho chúng ta một khải thị mới nào đó. Chúng ta phải chép xuống và thu thập tất cả những lời giải thích và khải thị mới ấy. Sau khi đã thu thập tất cả những khải thị cùng lời giải thích và đã tường tận phân tích chúng, chúng ta có thể đưa ra một lời phát biểu dứt khoát về lẽ thật ấy. Đó là thần học. Nền thần học đúng đắn là nghiên cứu các lẽ thật của Kinh Thánh. Chúng ta có thể gọi đây là nền thần học có tính giáo lý. Nếu nghiên cứu Kinh Thánh theo cách này, chúng ta sẽ hiểu biết rõ ràng về các lẽ thật của Kinh Thánh.
Chúng tôi sẽ kết thúc cuộc thảo luận của chúng ta về những phương cách nghiên cứu Kinh Thánh tại đây.
Để chấm dứt, tôi xin lặp lại là người đọc Kinh Thánh phải đúng đắn. Nếu không thì một người có thể thực hành tất cả hai mươi tám kế hoạch nghiên cứu Kinh Thánh, mà sẽ không gặt hái được ích lợi gì cả. “Văn tự giết chết, nhưng Linh thì ban sự sống” (2 Côr. 3:6). Chúng tôi không nói rằng chỉ sau khi chuẩn bị đầy đủ và được làm cho hoàn hảo thì một người mới nên đọc Kinh Thánh. Chúng tôi nói rằng trong khi đọc Kinh Thánh, người ấy cần phải lưu tâm đến tình trạng của mình trước mặt Chúa. Một mặt, tình trạng của chúng ta trước mặt Chúa phải đúng đắn, và mặt khác, chúng ta phải sẵn lòng dành thời giờ nghiên cứu Lời [Chúa] theo những phương pháp khác nhau. Làm như vậy bảo đảm chúng ta sẽ thu hoạch dư dật và có được nguồn cung ứng phong phú.
------------------------------------------



MỤC LỤC
 (Các bạn click vào links màu xanh để đọc bài nhé! Thanks!)
Phần Một:
CHƯƠNG MỘT
Ba Điều Kiện Tiên Quyết
A. “Những Lời Ta Phán... Là Linh”
B. “Giải Nghĩa Các Điều Thuộc Linh Cho Những Người Thuộc Linh”
A. Lòng Mở Ra
B. Mắt Đơn Thuần
C. Cần Liên Tục Vâng Phục
A. Không Được Chủ Quan
B. Không Được Bất Cẩn
C. Đừng Tò Mò
CHƯƠNG HAI
Bước Vào Ba Lãnh Vực Liên Quan Đến Thánh Linh
A. Hòa Nhập Tư Tưởng Của Mình Với Tư Tưởng Của Thánh Linh
B. Khám Phá Ra “Thân” Và “Cành”
C. Hai Loại Huấn Luyện
A. Ấn Tượng Từ Những Sự Kiện
B. Những Cảm Xúc Tế Nhị
C. Những Ấn Tượng Nảy Sinh Từ Các Bài Học
A. Chạm Đến Linh Đằng Sau Lời
B. Làm Thế Nào Chạm Đến Linh Đằng sau Lời
C. Tiến Lên Từ Chỗ Có Cùng Phẩm Chất Đến Chỗ Gia Tăng Khả Năng
D. Linh Thật Tinh Tế
E. Hai Ví Dụ

Phần Hai: Các Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh Thánh
CHƯƠNG BA
Những Bí Quyết Để Nghiên Cứu Kinh Thánh
CHƯƠNG BỐN
Thực Hành Nghiên Cứu Kinh Thánh
A. Phần Thứ Nhất
— Dành Cho Những Chủ Đề Quan Trọng
B. Phần Thứ Hai
— Dành Cho Những Chủ Đề Kém Quan Trọng
C. Phần Thứ Ba — Thu Thập Sự Kiện
D. Phần Thứ Tư — Diễn Ý
A. Quyển Kinh Thánh
B. Sách Phù Dẫn
C. Từ Điển Kinh Thánh
D. Các Dàn Bài Của Kinh Thánh
CHƯƠNG NĂM
Những Kế Hoạch Nghiên Cứu Kinh Thánh
XVIII. ĐỊA LÝ
XIX. TÊN NGƯỜI

           (cachoithanh.com)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét