3/15/2012

HỌC THUỘC LÒNG KINH THÁNH


II. BẰNG CÁCH HỌC THUỘC LÒNG
Phao-lô nói với người Cô-lô-se rằng: “Hãy lấy mọi thứ khôn ngoan để cho lời của Đấng Christ ở trong anh em cách dồi dào” (Côl. 3:16). Để có lời của Đấng Christ ở trong chúng ta cách dồi dào, ít nhất chúng ta phải thuộc lòng Kinh Thánh. Tất nhiên, chỉ thuộc lòng lời không thể đưa đến kết quả là lời Đức Chúa Trời ở trong chúng ta. Nhưng chúng ta có thể nói rằng nếu một người không thuộc lòng Lời Đức Chúa Trời, chắc chắn người ấy không thể có Lời ấy ở trong mình cách dồi dào. Nếu một người chỉ thuộc lòng Kinh Thánh bằng tâm trí, nhưng tấm lòng không đón nhận hay mở ra cho Đức Chúa Trời và người ấy không thuận phục hay nhu mì, thì sự thuộc lòng sẽ không làm cho lời Đức Chúa Trời ở trong lòng người ấy. Nhưng nếu một người nghĩ rằng không cần thuộc lòng lời Đức Chúa Trời vì mình chỉ cần trở nên nhu mì, thuận phục, mở ra và thụ cảm đối với Đức Chúa Trời, thì người ấy cũng không thể có lời Đức Chúa Trời ở trong lòng mình.

Phao-lô nói với người Ê-phê-sô rằng: “Nhớ lại lời chính Chúa Giê-su đã phán rằng: Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh” (Công 20:35). Để nhớ lại lời Chúa, chúng ta phải học thuộc lòng lời ấy. Nếu không học thuộc lòng thì chúng ta không thể nhớ lại lời ấy. Chúa Giê-su thuộc lòng Kinh Thánh khi Ngài ở trên đất. Ngài đã có thể trích lời từ Phục-truyền Luật-lệ Ký để đối phó với những cám dỗ của Sa-tan (Math. 4:1-10). Khi đi vào nhà hội tại Na-xa-rét, Ngài đã có thể mở sách Ê-sai ra và nói ra mạng lịnh cùng sứ mạng Ngài đã nhận được từ Đức Chúa Trời (Lu 4:16-21). Sự kiện đó cho thấy Chúa chúng ta rất quen thuộc với Kinh Thánh. Do đó, chúng ta cần phải chuyên cần nghiên cứu và học thuộc lòng Lời [Chúa] hơn nữa. Nếu không học thuộc lòng Lời, chúng ta sẽ quên đi những gì mình vừa đọc, và sẽ ít gặt hái được ích lợi từ đó. Những người trẻ đặc biệt cần phải cố ghi nhớ và đọc thuộc lòng Lời khi họ đọc lời bằng một tâm trí tra xét. Trong một vài năm khi vừa mới trở thành Cơ-đốc-nhân, chúng ta cần phải dành thời giờ học thuộc lòng Kinh Thánh. Nhiều phần Kinh Thánh cần được học thuộc lòng. Chẳng hạn như Thi-thiên 23, Thi-thiên 91, Ma-thi-ơ 5—7, Giăng chương 15, Lu-ca chương 15, 1 Cô-rin-tô chương 13, Rô-ma 2—3, và Khải-thị 2—3 đều cần được học thuộc lòng. Một người có trí nhớ tốt có thể học thuộc hơn mười câu mỗi ngày. Những người kém trí nhớ có thể học thuộc ít nhất một câu mỗi ngày. Tất cả những gì chúng ta cần làm là dành năm mười phút mỗi ngày để nghiên cứu một câu cách thấu đáo và tra xét cùng học thuộc lòng câu ấy. Trong vòng sáu tháng, chúng ta sẽ hoàn tất một sách như Ga-la-ti hay Ê-phê-sô. Một sách như Phi-líp có thể được hoàn tất trong vòng bốn tháng, và một sách như Hê-bơ-rơ có thể được hoàn tất trong vòng mười tháng. Các sách Phúc-âm có thể cần nhiều thời giờ hơn. Nhưng ngay cả một sách như Phúc-âm Giăng có thể được học thuộc trong mười tám tháng. Nếu các anh chị em trẻ chuyên cần nghiên cứu Kinh Thánh từ lúc khởi đầu cuộc sống Cơ-đốc của mình và thuộc lòng ít nhất một câu mỗi ngày, thì họ có thể đọc thuộc lòng hầu hết các câu quan trọng trong Tân Ước trong bốn năm. Lời khuyên trên là dành cho những người kém trí nhớ. Những người có trí nhớ tốt hơn có thể tiến bộ nhanh hơn. Nhưng ngay cả những người kém trí nhớ cũng có thể thuộc lòng một câu mỗi ngày trong bốn năm đầu của đời sống Cơ-đốc của mình. Nếu làm như vậy, họ sẽ xây dựng được một nền tảng vững chắc cho chính mình trong việc hiểu biết Tân Ước.
Nếu lòng chúng ta mở ra cho Chúa và có thái độ nhu mì, chúng ta sẽ dễ dàng thuộc lòng Kinh Thánh. Nếu tâm trí chúng ta luôn luôn chuyên chú về Lời Đức Chúa Trời thì việc học thuộc lòng sẽ là một công việc dễ dàng. Trong khi chúng ta nắm bắt mọi cơ hội thuận tiện để thuộc lòng Kinh Thánh, thì lời của Đấng Christ sẽ ở trong chúng ta cách dồi dào. Nếu chúng ta không để Kinh Thánh ở trong lòng mình thì Thánh Linh khó phán với chúng ta. Mỗi khi Đức Chúa Trời ban cho chúng ta một khải thị, Ngài làm điều đó nhờ những lời trong Kinh Thánh. Nếu chúng ta không thuộc lòng Kinh Thánh, thì khải thị khó đến với chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải luôn luôn có Lời Đức Chúa Trời trong tâm trí mình. Học thuộc lòng Kinh Thánh không phải chỉ để thuộc lòng; cách đó là để xây dựng một nền tảng hầu chúng ta nhận được khải thị. Nếu chuyên cần thuộc lòng Kinh Thánh thì chúng ta sẽ dễ dàng nhận được khải thị cùng sự soi sáng, và Thánh Linh sẽ dễ dàng phán với linh chúng ta hơn. Đó là lý do tại sao chúng ta phải dành thời giờ học thuộc lòng Lời, không chỉ học những dàn bài mà là chính bản văn [Kinh Thánh]. Chúng ta phải học thuộc Lời cách chính xác và cẩn trọng.
Ngoài những phân đoạn trọng yếu được đề cập trên, những phần quan trọng khác cũng cần phải được kết hợp lại với nhau và học thuộc [các phần ấy] như một tổng thể. Ví dụ, cuộc hành trình của dân Y-sơ-ra-ên là một sự kiện quan trọng. Hành trình của Ê-li-sê khi ông đi theo Ê-li, những cuộc hành trình truyền giáo của Phi-e-rơ, và những cuộc hành trình truyền giáo của Phao-lô cũng đều quan trọng. Tốt nhất là học thuộc tất cả những sự kiện ấy. Nếu có thể nhớ lại một số nơi tại Giu-đê và Ga-li-lê, là nơi Chúa Giê-su đã công tác, thì chúng ta sẽ có một ý niệm rõ ràng về toàn bộ công tác của Chúa trong các sách Phúc-âm. Công tác của Chúa được chia ra thành hai phần, phần thứ nhất được thực hiện tại Giu-đê và phần thứ hai tại Ga-li-lê. Cũng cần dành thời giờ để học thuộc bảy kỳ lễ và sáu của tế lễ trong sách Lê-vi Ký. Đó là những lẽ thật cơ bản. Một khi thuộc lòng những lẽ thật ấy thì chúng ta sẽ nhận thấy sự phong phú trong lời Đức Chúa Trời. Thuộc lòng hai lời cầu nguyện của Phao-lô trong sách Ê-phê-sô và mười chỗ đề cập đến Thánh Linh cũng không phải là không ích lợi. Những câu như vậy có thể được tìm thấy trong suốt Kinh Thánh, và chúng ta học thuộc tất cả những điều đó thì thật ích lợi. Nếu đó là một đoạn trọng yếu thì chúng ta cần phải học thuộc cả chương. Nếu đó là vài câu riêng rẽ thì chúng ta cần phải học thuộc các câu ấy. Chúng ta cũng phải học thuộc tên sáu mươi sáu sách của Kinh Thánh theo đúng thứ tự.
----------------------

MỤC LỤC
  (Các bạn click vào links màu xanh để đọc bài nhé! Thanks!)
Phần Một:
CHƯƠNG MỘT
Ba Điều Kiện Tiên Quyết
A. “Những Lời Ta Phán... Là Linh”
B. “Giải Nghĩa Các Điều Thuộc Linh Cho Những Người Thuộc Linh”
A. Lòng Mở Ra
B. Mắt Đơn Thuần
C. Cần Liên Tục Vâng Phục
A. Không Được Chủ Quan
B. Không Được Bất Cẩn
C. Đừng Tò Mò
CHƯƠNG HAI
Bước Vào Ba Lãnh Vực Liên Quan Đến Thánh Linh
A. Hòa Nhập Tư Tưởng Của Mình Với Tư Tưởng Của Thánh Linh
B. Khám Phá Ra “Thân” Và “Cành”
C. Hai Loại Huấn Luyện
A. Ấn Tượng Từ Những Sự Kiện
B. Những Cảm Xúc Tế Nhị
C. Những Ấn Tượng Nảy Sinh Từ Các Bài Học
A. Chạm Đến Linh Đằng Sau Lời
B. Làm Thế Nào Chạm Đến Linh Đằng sau Lời
C. Tiến Lên Từ Chỗ Có Cùng Phẩm Chất Đến Chỗ Gia Tăng Khả Năng
D. Linh Thật Tinh Tế
E. Hai Ví Dụ

Phần Hai: Các Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh Thánh
CHƯƠNG BA
Những Bí Quyết Để Nghiên Cứu Kinh Thánh
CHƯƠNG BỐN
Thực Hành Nghiên Cứu Kinh Thánh
A. Phần Thứ Nhất
— Dành Cho Những Chủ Đề Quan Trọng
B. Phần Thứ Hai
— Dành Cho Những Chủ Đề Kém Quan Trọng
C. Phần Thứ Ba — Thu Thập Sự Kiện
D. Phần Thứ Tư — Diễn Ý
A. Quyển Kinh Thánh
B. Sách Phù Dẫn
C. Từ Điển Kinh Thánh
D. Các Dàn Bài Của Kinh Thánh
CHƯƠNG NĂM
Những Kế Hoạch Nghiên Cứu Kinh Thánh
XVIII. ĐỊA LÝ
XIX. TÊN NGƯỜI

           (cachoithanh.com)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét