3/30/2012

SỐNG BỞI ÂN ĐIỂN VÀ NHẬN BIẾT THÂN THỂ (DÀN BÀI 3 - HĐHL3/2012)



Dàn Bài 3

SỐNG BỞI ÂN ĐIỂN VÀ NHẬN BIẾT THÂN THỂ

Đọc Kinh Thánh: 1Cô. 15:10; 2Cô. 12:9; 13:14; Khải. 22:21; La-mã. 12:4-5; 1Cô. 12:12
1Cor 15:1010 Nhưng tôi nay là người thể nào, ấy là nhờ ân điển của Đức Chúa Trời, và ân điển Ngài ban cho tôi cũng không phải là luống nhưng đâu. Trái lại, tôi đã quá lao khổ hơn họ hết thảy, nhưng nào phải tôi, bèn là ân điển Đức Chúa Trời ở cùng tôi.”


2Cor 12:99 Nhưng Ngài phán cùng tôi rằng: “Ân điển Ta đủ cho ngươi rồi, vì quyền năng của Ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối.” Vậy, tôi lấy làm vui thà khoe khoang về sự yếu đuối tôi, hầu cho quyền năng của Đấng Christ ở trên tôi.”

2Cor 13:1414 Nguyện ân điển của Chúa Jêsus Christ, sự thương yêu của Đức Chúa Trời, và sự cảm thông của Thánh Linh ở với anh em hết thảy!”

Khải 22:2121 Nguyện ân điển của Chúa Jêsus ở với các thánh đồ. A-men.”

La-mã 12:4,54 Vì như trong một Thân chúng ta có nhiều chi thể, và các chi thể không đồng một công dụng, 5 thì cũng vậy, chúng ta dầu nhiều mà vẫn một Thân trong Christ, và là chi thể của nhau.”

1Cor 12:1212 Vả, như thân là một mà có nhiều chi thể, và thảy đều thuộc trong thân, dầu nhiều cũng chỉ có một thân mà thôi, Đấng Christ khác nào như vậy.”

I.     Nếu muốn sống một đời sống vì sự hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời, chúng ta cần sống bởi ân điển của Đức Chúa Trời trong gia tể của Ngài—2 Cor. 12:9; 13:14:
A. Ân điển là sự hiển lộ của Đức Chúa Trời Tam Nhất trong sự hiện thân của Ngài trong ba khía cạnh—Cha, Con, và Linh—c.14; Dân. 6:22-27; Thi. 36:8-9:
1.  Ân điển là Đức Chúa Trời Tam Nhất trong sự nhục hóa được phân phát vào trong những người tin bởi Cha như là nguồn, bởi Con như là yếu tố, và bởi Linh như là sự áp dụng—2Cô. 13:14:
a. Nguồn ân điển, yếu tố của ân điển, và sự áp dụng của ân điển là ba thân vị của Đấng Tam Nhất Thần Thượng là mọi sự cho chúng ta—Mat. 28:19.
b. Trong sự phân phát thần thượng, ân điển được gọi là ân điển của Đức Chúa Trời, ân điển của Christ, và ân điển của những gì Linh là—1Cô. 15:10; 2Cô. 1:12; 8:1, 9; 9:14; 12:9; 13:14; Hê. 10:29.
2.  Ngoài việc trải qua tiến trình, Đức Chúa Trời Tam Nhất không thể là ân điển cho chúng ta; Đức Chúa Trời Cha được hiện thân trong Con, Con được nhận biết như là Linh ban sự sống, và Linh bước vào trong chúng ta như là ân điển để chúng ta vui hưởng—Giăng 1:14; 1Cô. 15:45b; Hê. 10:29.
3.  Ân điển là Đấng Christ đến vào trong chúng ta là sự vui hưởng đầy trọn của chúng ta—Giăng 1:16; Phi. 4:23.
4.  Ân điển có nghĩa là Đức Chúa Trời là mọi sự, Đức Chúa Trời làm mọi sự và Đức Chúa Trời ban mọi sự—1Phi. 5:10.
5.  Ân điển là Đấng Christ phục sinh như là Linh ban sự sống đem Đức Chúa Trời Tam Nhất đã trải qua tiến trình vào bên trong chúng ta là sự sống và sự cung ứng sự sống của chúng ta để chúng ta có thể sống trong sự phục sinh—1Cô. 15:10.
B. Sống dưới ân điển trong gia tể của Đức Chúa Trời của các tín đồ Tân Ước là một nếp sống tổng thể của việc kinh nghiệm Đức Chúa Trời Tam Nhất đã trải qua tiến trình và được tổng kết như là ân điển— Ga. 6:18; Hê. 4:16; Khải. 22:21:
1.  Một nếp sống tổng thể có nghĩa rằng toàn bộ nếp sống của chúng ta là nếp sống của Đức Chúa Trời Tam Nhất đã trải qua tiến trình là ân điển trong chúng ta—2Cor. 13:14.
2.  Nếp sống Cơ-đốc phải là nếp sống ân điển, nếp sống kinh nghiệm ân điển; đời sống Cơ-đốc của chúng ta là một đời sống có Đức Chúa Trời như là ân điển—1:12.
3.  Ân điển của Chúa nên ở với mỗi một chúng ta trong mọi khía cạnh của đời sống hằng ngày của chúng ta—Khải. 22:21.
4.  Chúng ta cần học tập vui hưởng chính Chúa như là ân điển—2Cor. 12:9.
C. Tổng kết việc kinh nghiệm ân điển Đức Chúa Trời trong gia tể Ngài của các tín đồ là Hội Thánh như là Thân Thể của Đấng Christ—Êph. 1:6-8, 22-23:
1.  Việc kinh nghiệm ân điển của Đức Chúa Trời trong nếp sống, trong lời nói, và trong hành động của chúng ta sản sinh ra Thân Thể của Đấng Christ—cc. 6-8, 22-23; 2:8; 3:2; 4:4, 16, 29.
2.  Một nếp sống thực tiễn của Thân Thể Đấng Christ chỉ ra từ việc vui hưởng Christ như là ân điển của Đức Chúa Trời—1Cô. 12:27; 15:10; 2Cô. 8:9; 12:9; 13:14.
3.  Mỗi phần của Thân Thể hữu cơ của Đấng Christ là một kết quả của việc kinh nghiệm ân điển của Đức Chúa Trời trong gia tể Ngài—Giăng 1:16; La-mã. 5:21; 12:3-8.


II.    Nếu muốn sống một đời sống vì sự hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời, chúng ta cần nhận biết Thân Thể—cc.4-5; 1Cor. 12:12-13, 20,27; Êph. 1:22-23:
A. Mục tiêu của gia tể Đức Chúa Trời là sản sinh ra một Thân Thể cho Con Ngài; Thân Thể này làm hoàn thành sự khao khát của Đức Chúa Trời vì sự biểu lộ Ngài và vì sự hủy diệt Sa-tan—La-mã. 12:4-5; 1Cô. 12:12, 27; Êph. 1:22-23; 4:4,16; Cô. 1:18; 2:19; Sáng. 1:26-28.
B. Chúng ta đang rất cần thực tại của Thân Thể Đấng Christ được biểu lộ trong các hội thánh địa phương; nếu không có một sự biểu lộ thực chất của Thân Thể, Chúa Jesus sẽ không trở lại—La-mã. 12:4-5; 16:16; 1Cô. 1:2; 12:27; Êph. 1:23; 4:16; 5:27, 30; Khải. 19:7.
C. Đấng Christ trong chính Ngài là Đầu và Đấng Christ trong tất cả chúng ta là Thân Thể—La-mã 8:10; 12:4-5; 2Cô. 13:5; 1Cô. 12:27; Êph. 3:17; 4:15-16; Cô. 1:18, 27; 2:19.
D. Công tác của Đức Chúa Trời Tam Nhất trong chúng ta là sản sinh và xây dựng Thân Thể của Đấng Christ—Eph. 3:16-21; Rom. 8:11; 12:4-5.
E. Thân Thể là luật chi phối đời sống và công tác của con cái Đức Chúa Trời— Êph. 4:4,16; 1Cô. 12:4-6, 12-13,27.
F. Nan đề trong hội thánh ngày nay là do không biết về Thân Thể của Đấng Christ—Êph. 1:17-23:
1.  Nan đề lớn nhất là không nhận biết Thân Thể và không quan tâm đến Thân Thể—cc.17-23.
2.  Cách chúng ta cư xử trong hội thánh, chức vụ, và công tác dựa trên mức độ chúng ta nhìn thấy Thân Thể—Công. 22:10; 26:18-19.
G. Chúng ta cần nhận biết Thân Thể trong sự sống—1Giăng 5:11-12; Cô. 3:4; 2:19; La-mã. 8:2,6, 10-11; 12:4-5:
1.  Thân Thể của Đấng Christ được hình thành bởi Đấng Christ là sự sống bên trong chúng ta; sự sống này hòa quyện với chúng ta để trở nên Thân Thể của Đấng Christ—1Giăng 5:11-12; Cô. 3:4; 1:18; 2:19.
2.  Việc nhận biết Thân Thể trong sự sống là kết quả của việc kinh nghiệm sự sống và tăng trưởng thuộc linh—1Giăng 2:12-14.
3.  Việc nhận biết Thân Thể đòi hỏi chúng ta phải xử lý xác thịt, bản ngã, và sự cấu tạo thiên nhiên; chỉ khi nào xác thịt được xử lý, bản ngã bị từ chối, và sự cấu tạo thiên nhiên bị phá vỡ thì chúng ta mới có thể chạm được thực tại của Thân Thể—Ga. 2:20; 5:24; Mat. 16:24; Êph. 4:4-6.
4.  Việc nhận biết Thân Thể là một sự xử lý đối với chủ nghĩa cá nhân; những ai không biết Thân Thể là cá nhân chủ nghĩa—1Cô. 12:14-22.
H. Chúng ta cần nhận biết Thân Thể trong thực tế—cc. 20, 27; 15:58:
1.  Một hội thánh địa phương là một sự biểu lộ của Thân Thể Đấng Christ tại một địa phương cụ thể; một hội thánh hoàn vũ—Thân Thể Đấng Christ— trở nên nhiều hội thánh địa phương—những biểu lộ theo địa phương của Thân Thể Đấng Christ—1:2; 10:32b; 12:12-13, 20, 27; La-mã. 12:4-5; 16:1; Khải. 1:11; 22:16a.
2.  Nếu chúng ta biết Thân Thể thì trong sự suy xét của chúng ta, Thân Thể sẽ là đầu nhất và các hội thánh địa phương sẽ là thứ hai—La-mã. 12:4-5; 16:1,4,16.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét