3/15/2012

CÁC PHƯƠNG TIỆN DÙNG ĐỂ NGHIÊN CỨU KINH THÁNH


III. PHƯƠNG TIỆN
Nghiên cứu Kinh Thánh cũng như làm một nghề; chúng ta phải có các “dụng cụ” thích hợp.
A. Quyển Kinh Thánh
Chúng ta nên có hai quyển Kinh Thánh chữ lớn để chính mình đọc. Chúng ta cũng nên có một quyển Kinh Thánh chữ nhỏ để mang đi đây đó và dành cho buổi nhóm. Nếu không thể có hai quyển Kinh Thánh để đọc, ít nhất là chúng ta phải có một quyển.
Chữ không được quá nhỏ, vì nếu chữ quá nhỏ thì sẽ dễ bỏ sót các ý nghĩa của lời. Phông chữ tối thiểu phải là khổ năm. Tốt nhất là khổ bốn hay khổ ba. Khổ hai thì quá lớn, và chỉ thích hợp cho những người lớn tuổi. [Các khổ chữ ở đây chỉ về thể thức dàn trang trong tiếng Hoa, với khổ càng lớn thì chữ càng nhỏ, khổ năm tương đương với chín chấm trong tiếng Anh, và khổ hai tương đương với hai mươi bốn chấm — LND]. Tốt nhất là có hai quyển Kinh Thánh để nghiên cứu. Trong một quyển, chúng ta có thể đánh dấu và ghi chú. Quyển kia thì không được viết gì vào. Nhờ đọc quyển Kinh Thánh không ghi chú, chúng ta sẽ không bị những lần đọc trước ảnh hưởng, và mỗi lần đọc một phân đoạn, thì cũng như chúng ta đọc phân đoạn ấy lần đầu tiên. Quyển Kinh Thánh kia nên dùng để đánh dấu và gạch dưới. Chúng ta có thể chép những lời ghi chú, gạch dưới và khoanh tròn những từ ngữ, hay liên hệ những phân đoạn tương tự với nhau. Nhưng chúng ta không nên dành quá nhiều thời giờ hay quá tỉ mỉ đối với công việc này. Để được nuôi dưỡng về mặt thuộc linh mỗi ngày, chúng ta có thể dùng quyển Kinh Thánh không ghi chú. Để nghiên cứu, chúng ta có thể dùng quyển Kinh Thánh có ghi chú.
Bản Chinese Union là bản dịch Kinh Thánh tốt nhất trong tiếng Hoa. Đó cũng là một trong những bản dịch tốt nhất trên thế giới ngày nay. Một trong những lý do là vì bản dịch này dựa vào bản Hi-lạp tốt nhất. Về nhiều điểm, bản dịch này rất chính xác, thậm chí còn chính xác hơn bản King James. Ví dụ, trong nhiều trường hợp, bản King James không phân biệt giữa “Giê-su Christ” và “Christ Giê-su”. Nhưng bản Chinese Union thì luôn luôn chính xác đối với thứ tự của hai cách diễn đạt này. Mua vài bản dịch khác nhau và so sánh chúng thật ích lợi. Một bản dịch tốt khác là bản Wen-li (cổ điển) Union. Trong nhiều trường hợp, những từ ngữ đơn âm của nó còn hay hơn những chữ được dùng trong bản Chinese Union. Xét về thuật ngữ thì tiếng Hoa hiện đại không diễn đạt chính xác bằng tiếng Hoa cổ điển. Ví dụ, cả hai động từ “làm sống động” lẫn “làm sống lại” đều được dịch là phục hưng (fu-hwo) trong tiếng Hoa hiện đại. Nhưng tiếng Hoa cổ điển phân biệt hai chữ này, một chữ là phục sinh (fu-chi), còn chữ kia là phục hưng (fu-hwo). Trong vài trường hợp, tiếng Hoa hiện đại chính xác hơn tiếng Hoa cổ điển, và vào những trường hợp khác thì ngược lại. Một bản khác đáng được xem xét là bản Joseph (?). Ông là một người Do-thái, và sau khi trở thành một Cơ-đốc-nhân, ông cảm thấy cần dịch Kinh Thánh sang tiếng Hoa. Vì chính mục đích ấy mà ông học tiếng Hoa và về sau một mình ông làm trọn công việc phiên dịch. Chúng ta cũng có thể so sánh công trình dịch Tân Ước của bản “Shin-Ju-Ku”. Phòng Sách Phúc-âm Cơ-đốc cũng đã dịch xong Phúc-âm Ma-thi-ơ. Bản dịch này cũng có thể được dùng để tham khảo. Tuy nhiên, các bản dịch đáng tin cậy nhất vẫn là bản Chinese Union và Wen-li Union. Nếu có thể đọc tiếng Anh thì một người cũng có thể cố gắng tìm bản dịch của Darby.
B. Sách Phù Dẫn
Ngoài Kinh Thánh, chúng ta cũng cần phải có một quyển Thánh Kinh Phù Dẫn. Công trình biên soạn của Courtenay H. Fenn là một trong những bộ sách khá tốt. Nhưng ngay cả quyển sách ấy cũng không hoàn chỉnh. Trong tương lai, chúng tôi hi vọng xuất bản một quyển Thánh Kinh Phù Dẫn theo nguyên ngữ Hi-lạp. Nếu Chúa muốn, chúng ta cũng sẽ xuất bản một quyển Thánh Kinh Phù Dẫn cho Cựu Ước nữa.
C. Từ Điển Kinh Thánh
Ngoài những phương tiện trên, chúng ta cũng cần phải có từ điển Kinh Thánh. Chẳng hạn như chúng ta cần một quyển từ điển cho chúng ta biết ý nghĩa của U-rimThu-mim, về tiểu sử của sáu Ma-ri v.v... Một quyển từ điển có thể cho chúng ta tất cả những tài liệu ấy. Nhưng chúng ta cần phải dùng quyển từ điển có quan điểm giáo lý đúng đắn. Chúng ta có thể tham khảo Thánh Kinh Tự Điển Bách Khoa (Bible Ency clope­dia) của Ou-Er. Quyển sách này có thể được xem là một từ điển Kinh Thánh. Đáng tiếc là bản tiếng Hoa của quyển sách này không còn ấn hành nữa. Có lẽ chúng ta vẫn có thể tìm được quyển sách này tại thư viện hay tiệm sách cũ.
D. Các Dàn Bài Của Kinh Thánh
Chúng ta cần một quyển sách khác để giúp chúng ta phác thảo những dàn bài tốt về Kinh Thánh. Chúng ta có thể tham khảo tác phẩm Đọc Kinh Thánh Mỗi Năm Một Lần (xin xem Quyển 2 của Bộ Sưu Tập Các Tác Phẩm). Quyển sách này có những dàn bài tốt. Nhiều Cơ-đốc-nhân trên khắp thế giới đã dùng sự phân chia được phác thảo trong quyển sách ấy để nghiên cứu Kinh Thánh.
Những quyển sách tham khảo ấy sẽ hữu dụng cho chúng ta trong việc nghiên cứu Kinh Thánh. Chúng là những phương tiện không thể thiếu được.

----------------------
MỤC LỤC
  (Các bạn click vào links màu xanh để đọc bài nhé! Thanks!)
Phần Một:
CHƯƠNG MỘT
Ba Điều Kiện Tiên Quyết
A. “Những Lời Ta Phán... Là Linh”
B. “Giải Nghĩa Các Điều Thuộc Linh Cho Những Người Thuộc Linh”
A. Lòng Mở Ra
B. Mắt Đơn Thuần
C. Cần Liên Tục Vâng Phục
A. Không Được Chủ Quan
B. Không Được Bất Cẩn
C. Đừng Tò Mò
CHƯƠNG HAI
Bước Vào Ba Lãnh Vực Liên Quan Đến Thánh Linh
A. Hòa Nhập Tư Tưởng Của Mình Với Tư Tưởng Của Thánh Linh
B. Khám Phá Ra “Thân” Và “Cành”
C. Hai Loại Huấn Luyện
A. Ấn Tượng Từ Những Sự Kiện
B. Những Cảm Xúc Tế Nhị
C. Những Ấn Tượng Nảy Sinh Từ Các Bài Học
A. Chạm Đến Linh Đằng Sau Lời
B. Làm Thế Nào Chạm Đến Linh Đằng sau Lời
C. Tiến Lên Từ Chỗ Có Cùng Phẩm Chất Đến Chỗ Gia Tăng Khả Năng
D. Linh Thật Tinh Tế
E. Hai Ví Dụ

Phần Hai: Các Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh Thánh
CHƯƠNG BA
Những Bí Quyết Để Nghiên Cứu Kinh Thánh
CHƯƠNG BỐN
Thực Hành Nghiên Cứu Kinh Thánh
A. Phần Thứ Nhất
— Dành Cho Những Chủ Đề Quan Trọng
B. Phần Thứ Hai
— Dành Cho Những Chủ Đề Kém Quan Trọng
C. Phần Thứ Ba — Thu Thập Sự Kiện
D. Phần Thứ Tư — Diễn Ý
A. Quyển Kinh Thánh
B. Sách Phù Dẫn
C. Từ Điển Kinh Thánh
D. Các Dàn Bài Của Kinh Thánh
CHƯƠNG NĂM
Những Kế Hoạch Nghiên Cứu Kinh Thánh
XVIII. ĐỊA LÝ
XIX. TÊN NGƯỜI

           (cachoithanh.com)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét