Một buổi nhóm tốt hay không tốt được
quyết định không phải bởi phương pháp nhưng bởi chúng ta có vui hưởng Chúa hay
không. Sau mỗi buổi nhóm, chúng ta cần tự hỏi chính mình rằng lời Chúa có được
mở ra cho chúng ta không và chúng ta có chạm được những sự phong phú trong lời
Ngài không. Nếu lời Chúa không được mở ra cho chúng ta và chúng ta không chạm
được những sự phong phú trong lời Ngài thì chúng ta cần xét lại điều gì làm ích
cho chúng ta. Chúng ta nên dùng hai điểm này như tiêu chuẩn khi xem lại các buổi
nhóm của chúng ta.
Anh Lee cho chúng ta bảy cách đọc
Nghiên Cứu Sự Sống trong một nhóm nhỏ:
1.
Đọc một phần lời ngắn,
2.
Đọc diễn cảm,
3.
Đọc nhấn mạnh,
4.
Đọc theo cách sống động,
5.
Đọc với sự giải thích,
6.
Đọc với sự cầu nguyện,
7.
Và đọc với những bài hát.
Mọi người trong nhóm nhỏ nên đọc một
phần lời ngắn. Khi chúng ta đọc một phần lời dài sẽ làm cho người khác khó tham
dự vào.
Chúng ta cũng nên lặp lại bất kỳ cụm
từ hay câu nào quan trọng. Dù có người đã đọc rồi, chúng ta vẫn có thể đọc lại
và cả nhóm có thể cùng lặp lại. Nếu người nào cảm thấy một cụm từ nào đó quan
trọng, người ấy có thể đọc cụm từ đó với sự nhấn mạnh. Điều này gợi cho mọi người
chú ý đến cụm từ đó. Đọc với sự nhấn mạnh là để làm sâu sắc và làm mạnh mẽ cảm
xúc của chúng ta đối với bản văn. Người này có thể nhấn mạnh một cụm từ, và người
kia có thể nhấn mạnh một cụm từ khác. Khi tất cả những cụm từ này ráp với nhau,
bài đọc sẽ trở nên rất phong phú.
Chúng ta có thể đọc bài [Nghiên Cứu
Sự Sống] theo cách sống động, Đọc theo cách sống động đòi hỏi người đọc phải
sinh động. Đọc theo cách sống động là đọc với nhiều sự diễn cảm để người khác
chạm được lời sống của Chúa.
Đọc với sự giải thích là để giải
thích ý nghĩa của bản văn hầu người khác có thể hiểu được.
Đọc với sự cầu nguyện là chuyển bản
văn chúng ta đọc thành lời cầu nguyện,
còn đọc với những bài hát là dùng những
từ quan trọng để sáng tác một bài hát hay dùng một giai điệu quen thuộc để hát
những lời này. Điều này làm sâu sắc ấn tượng của chúng ta. Chúng ta sẽ dễ dàng
nhớ bản văn nếu chúng ta hát vài lần.
Lúc đầu, có thể chúng ta không cảm
thấy tự nhiên với bảy cách đọc Nghiên Cứu Sự Sống như vậy, nhưng vì có một số
người trong nhóm, nếu thực hành, chúng ta có thể vui hưởng những sự phong phú
trong lời. (Lời của Anh Liu Suey)
BẢY ĐIỀU NÊN TRÁNH
TRONG KHI ĐỌC NGHIÊN CỨU SỰ SỐNG
Ngoài việc chú ý đến sự phát triển của
các nhóm nhỏ để chúng trở nên nhân tố cho việc lan rộng và truyền phát lẽ thật
thì cũng có bảy điều mà tất cả thánh đồ nên tránh.
Thứ nhất, chúng ta không nên
chờ người nào đọc.Thay vì bắt đầu ngay và tham dự vào, chúng ta thường chờ một
ai khác đọc, nhưng họ cũng đang chờ một ai khác đọc. Khi không có ai nói thì
nhóm nhỏ không thể chuyển động. Vì vậy, chúng ta không nên chờ lẫn nhau.
Thứ hai, chúng ta không nên tấn
công người khác. Trong việc đọc, chúng ta không nên nhấn mạnh một cụm từ nào
theo cách tấn công người khác. Làm như vậy sẽ gây bối rối cho người khác, và lần
sau họ sẽ không đến.
Thứ ba, chúng ta không nên
gây rắc rối cho người khác. Với một số người, mở miệng là một điều khó do tính
khí của họ. Chúng ta không nên ép buộc họ phải nói. Điều này sẽ làm họ băn
khoăn, và có thể họ không muốn đến nữa.
Thứ tư, chúng ta không nên
tranh luận về các thuật ngữ. Một số người thích đặt vấn đề, thậm chí cứ khăng
khăng. Chúng ta không nên tham gia vào bất cứ cuộc tranh luận nào với họ. Khi
buổi nhóm nhỏ bước vào sự tranh luận thì khí thế sẽ không còn. Nếu một người đặt
vấn đề khiến dấy lên sự tranh luận thì thay vì đáp ứng, tốt nhất là [chúng ta]
mỉm cười và tập trung vào chủ đề. Chúng ta cũng không nên bày tỏ thiện ý muốn
nói với người đó sau để đáp lại vấn đề của người đó.
Thứ năm, chúng ta không nên
diễn thuyết và ra lệnh. Chúng ta không nên dùng những lời nặng nề làm gậy để
đánh người khác hay chỉ trích họ. Chẳng hạn, có thể có một câu trong bài đọc về
Cơ-đốc giáo hay Công giáo. Chúng ta nên đọc câu ấy nhưng không dùng nó làm cớ để
chỉ trích người khác.
Thứ sáu, chúng ta không nên
làm mọi sự một mình. Một số người trong chúng ta cảm thấy có gánh nặng đến nỗi
một mình chúng ta đọc bài Nghiên Cứu Sự Sống theo tất cả bảy cách. Điều này cản
trở và thậm chí cướp lấy cơ hội thực hiện chức năng của người khác.
Thứ bảy, chúng ta không nên cứng
nhắc. Không nhất thiết phải dùng một bài hát để bắt đầu mỗi buổi nhóm. Làm như
vậy là cứng nhắc.
Kết luận, anh em đừng chờ nhau, đừng
tấn công người khác, đừng gây rắc rối cho người khác, đừng tranh luận về thuật
ngữ, đừng diễn thuyết hay ra lệnh, đừng làm mọi sự một mình và đừng cứng nhắc.
Chúng ta nên cố hết sức tránh những điểm này trong sự thực hành của các nhóm nhỏ.
CHÚ Ý ĐẾN BẢY SỰ THỰC
HÀNH TÍCH CỰC
Sau khi xem xét bảy điều nên tránh,
bây giờ chúng ta nên xem bảy nhân tố tích cực.
Thứ nhất, chúng ta cần nhận ra
sự vận hành của Thánh Linh. Nếu muốn đọc Nghiên Cứu Sự Sống và làm cho bài đọc ấy
trở thành sự sống trong nhóm nhỏ, chúng ta phải nhận ra sự vận hành của Thánh
Linh trong buổi nhóm. Chúng ta cần biết điều gì Thánh Linh đụng chạm qua bài đọc
đó và sau đó bước theo sự dẫn dắt của
Thánh Linh để phát ngôn. Mặc dù cần đọc từ bài đọc, nhưng chúng ta nên linh động
và không cứng nhắc. Tóm lại, linh của chúng ta phải sống động, và chúng ta phải
nhận ra sự vận hành của Thánh Linh.
Thứ hai, chúng ta cần nhạy
bén để nhận biết phản ứng của người khác. Chúng ta có thể biết từ sự biểu lộ của
nét mặt một người rằng người ấy có hiểu điều họ đang đọc hay không. Nếu thấy từ
nét mặt hay ánh mắt của một người rằng người ấy còn lờ mờ, chúng ta cần giải
thích bài đọc. Đừng sợ làm điều này. Chúng ta phải cung ứng lời cho người khác.
Thứ ba, chúng ta phải học tập
linh động trong việc dùng Thánh ca. Thánh ca là cách tốt nhất để mở lòng người.
Chúng ta cũng phải linh động trong việc chọn một bài Thánh ca. Không cần thiết
phải hát một bài Thánh ca từ đầu đến cuối, cũng không tốt lắm nếu chỉ hát phiên
khúc một. Chúng ta có thể chọn hai hay ba phiên khúc theo tình trạng của buổi
nhóm. Những người mới có thể không hiểu các thuật ngữ trong Thánh ca, vì thế,
chúng ta cần giải thích những thuật ngữ này để người mới có thể hiểu và bởi đó,
bước vào cảm xúc của bài Thánh ca đó.
Thứ tư, chúng ta phải chú ý
đến nhu cầu thực tế của người khác. Nếu biết một anh em trong nhóm nhỏ của mình
đang chùn xuống, chúng ta nên chú ý đến phản ứng của anh ấy đối với bài đọc và
chăm sóc nhu cầu bên trong của anh. Vào lúc thích hợp, chúng ta nên giải thích
bài đọc đó để đáp ứng tình trạng thật của anh em đó. Bằng cách này, anh em đó sẽ
nhận được sự giúp đỡ để xử lý những tình huống của mình. Mọi lời trong Nghiên Cứu
Sự Sống đều có thể thỏa đáp nhu cầu thực tế của chúng ta.
Thứ năm, chúng ta nên áp dụng
lời của Đức Chúa Trời cách thích hợp. Tất cả những lời trong Nghiên Cứu Sự Sống
đều đến từ Kinh thánh. Do đó, chúng ta nên học tập đem mọi người, nhất là người
mới, trở lại với Kinh thánh, với lời của Chúa. Chúng ta cần hướng dẫn người mới
tìm ra những câu thích hợp trong Kinh thánh và đọc những câu đó để họ nhận biết
nguồn gốc của những lời trong Nghiên Cứu Sự Sống.
Thứ sáu, chúng ta nên có những
lời chứng từ kinh nghiệm của mình. Chúng ta không nên cứng nhắc khi áp dụng lời
của Đức Chúa Trời và hãy dùng lời ấy theo cách sống động. Chúng ta nên tránh
nói lời trừu tượng và hãy cho những lời chứng thực tế. Giả sử chúng ta nói về
Con Đức Chúa Trời, là một Thân vị sống. Để giải thích Ngài là một Thân vị sống
đối với chúng ta như thế nào và làm thế nào chúng ta có thể kinh nghiệm Ngài là
Chúa sống trong đời sống hằng ngày đòi hỏi chúng ta phải chia sẻ những kinh
nghiệm thực tế của mình. Khi đó, chúng ta có thể cung ứng lời cho người khác
cách tươi mới. Càng nhiều càng tốt, chúng ta nên cho những lời chứng từ kinh
nghiệm của mình và đừng nói theo cách rao giảng.
Thứ bảy, chúng ta nên khích lệ
người mới mở miệng của họ. Chúng ta không được làm cho điều này trở nên khó
khăn đối với họ, nhưng phải khích lệ họ nói. Một người mở miệng không nhất thiết
có nghĩa là người ấy phải lớn tiếng khi giải phóng linh. Trong một nhóm nhỏ có
thể có vài tín đồ đã không có sự nhóm lại hơn hai mươi năm và một vài bạn Phúc
âm chỉ mới đến buổi nhóm vài lần. Có thể họ không lớn tiếng khi giải phóng linh
mình. Về nguyên tắc, trong mỗi buổi nhóm nhỏ chúng ta phải chắc chắn rằng mọi
người đều mở miệng ít nhất một lần. Nếu thấy một người khó mở miệng thì ai đó
có thể cùng đọc với người ấy. Chúng ta có thể mời [người ấy]: “Chúng ta hãy
cùng đọc phần lời này nhé!” Một khi người ấy mở miệng, điều này sẽ ảnh hưởng đến
người ấy. Người ấy sẽ có cảm nhận mình đang tham dự buổi nhóm, là điều hoàn
toàn khác với những gì người ấy cảm thấy nếu người ấy chưa bao giờ mở miệng.
Sau cùng, bảy sự thực hành tích cực
bao gồm việc nhận ra sự vận hành của Thánh Linh, nhạy bén nhận biết phản ứng của
người khác, linh động trong việc dùng Thánh ca theo cách sống động, chú ý đến
nhu cầu thực tế của người khác, áp dụng lời của Đức Chúa Trời cách thích hợp,
làm chứng từ kinh nghiệm và khích lệ người mới mở miệng. Những điều này là vấn
đề thực hành và kỹ năng. Chúng ta không nên hờ hững và bất cẩn trong buổi nhóm
Trong mỗi buổi nhóm, chúng ta cần đánh vào những điểm trọng yếu và cần truyền
những sự phong phú vào trong người khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét