10/26/2011

NĂM LOẠI THA THỨ

Kinh Thánh dạy rằng công tác của Đấng Christ trên thập tự giá khi đổ huyết có giá trị đời đời cho sự cứu chuộc của chúng ta. Sinh tế xứng đáng và đẹp lòng của Chiên Con Đức Chúa Trời đã đem lại sự tha thứ cho chúng ta. Sự đổ huyết của Ngài là đủ.Tuy nhiên, Kinh Thánh Tân Ước nói về 5 phương diện khác nhau của sự tha thứ, mỗi loại cần sự am hiểu và áp dụng đúng đắn.
Thứ nhất, sự tha thứ đời đời có liên hệ sự cứu rỗi đời đời của chúng ta. Ma-thi-ơ 26:28 chép: “Vì đây là huyết sự giao ước của ta, đã đổ ra cho nhiều người về sự tha thứ các tội lỗi”. Đây là sự tha thứ lớn nhất nhưng lại nó đơn giản nhất, vì chúng ta đã tiếp nhận nó một lần đủ cả khi tin Chúa. Tà giáo lẫn lộn sự tha thứ nầy và hiệu quả của nó về sự cứu rỗi đời đời với sự tha thứ ở Ma-thi-ơ 12:32 và sự cứu rỗi qua lửa ở 1Côr 3:15, nhưng điều nầy đích xác là sự sai lầm chứa đựng trong sự dạy dỗ về ngục luyện tội.

Thứ hai, Giăng 20:23 nói về sự tha thứ thứ hai. Câu nầy chép, “hễ các ngươi tha tội ai, họ sẽ được tha các tội ấy, còn hễ các ngươi cầm tội của ai lại, các tội ấy bị cầm lại”. Tại đây Chúa đã ban cho các môn đồ quyền bính để tuyên bố và tuyên cáo rằng một người đã được tha thứ, tiếp nhận người đó vào sự tương giao và thông công của Hội Thánh. Tuy nhiên theo sự biện biệt của các môn đồ sự cứu rỗi của một người có thể không sáng tỏ và hiển lộ, và họ có thể không sẵn sàng tiếp nhận anh ta vào sự tương giao. Sự cứu rỗi đời đời của một người vẫn và luôn ở trong tay của Chúa, nhưng việc tiếp nhận người ấy vào sự tương giao của hội thánh thì tuỳ thuộc quyền bính của các môn đồ, bởi sự hà hơi và nội trú của Đức Linh (c.22), hoặc “tha thứ” hay “cầm giữ” các tội lỗi của người nầy là sự việc tương giao, không phải sự sống đời đời. Giáo hội Công Giáo La-mã hiểu sai và lạm dụng quyền tha thứ hay cầm giữ các tội lỗi ở đây.

Thứ ba, hãy xem 1Giăng 1:7, 9. Tại đây sự tha thứ hằng ngày của chúng ta không đưa đến sự cứu rỗi đời đời của chúng ta; điều đó chúng ta nhận được một lần đủ cả khi tin Chúa. Thực ra các câu nầy ám chỉ sự tha thứ để phục hồi mối tương giao gãy đổ với Cha. Dù chúng ta đã chiếm được sự tha thứ đời đời cho sự cứu rỗi đời đời, và dù hội thánh đã tiếp nhận chúng ta vào sự thông công với tín đồ khác, chúng ta vẫn cần một loai tha thứ thực tiễn hơn nữa—sự tha thứ hằng ngày và hằng giờ, để phục hồi sự tương giao giữa chúng ta với Đức Chúa Trời. Đây là loại tha thứ thứ ba.

Thứ tư, loại tha thứ thứ tư có liên quan sự xử lý tể trị của Đức Chúa Trời với con cái Ngài. Ga-la-ti 6:7, 8 nói tỏ tường rằng mọi tội lỗi có hậu quả của nó. Dù chúng ta có thể xưng nhận tội lỗi tức thì, và được phục hồi sự tha thứ với Đức Chúa Trời, nhưng tội lỗi vẫn có thể mang một hậu quả đau thương nào đó. Tội lỗi có thể được xóa sạch trước mặt Đức Chúa Trời, nhưng việc chịu đựng hậu quả của chúng thì không thể miễn trừ. Đức Chúa Trời khôn ngoan, Ngài biết cách tốt nhất để xử lý chúng ta theo con người chúng ta là gì. Đôi lúc hậu quả của tội lỗi sẽ đến trong hình thức sự xử lý tể trị từ Đức Chúa Trời, “vì Chúa sửa trị kẻ Ngài yêu, và Ngài đánh đòn đứa con Ngài tiếp nhận” (Hêb.12:6). Khi Đa-vít phạm tội nghịch U-ri và cướp vợ người, Chúa sai Na-than khiển trách ông. Vì cớ Đa-vít có tấm lòng mềm mại và đáp ứng với Chúa, ông đã ăn năn, “Đức Giê-hô-va cũng đã xóa tội vua; vua không chết đâu” (2Sa 12:13). Đây là lời của ân điển. Tuy nhiên lời kế tiếp của Na-than là, “Nhưng” (Tuy nhiên) (c.14) Đa-vít đã cho các thù nghịch của Đức Giê-hô-va có nhiều cơ hội phạm thượng, nên ông cần chịu khổ dưới sự xử lý tể trị [quản chế] của Ngài.

Thứ năm, Loại tha thứ thứ năm tương tự loại thứ tư, nhưng hiệu quả của nó kéo dài lâu hơn. Trong Ma-thi-ơ 18:23-24, Chúa bảo các môn đồ ẩn dụ về người đầy tớ mắc nợ chủ một số tiền lớn. Chủ đã tha nợ anh ta, nhưng khi thấy người đầy tơ được tha thứ đó xử sự cách không thương xót với người mắc nợ mình, chủ nổi giận và quăng đầy tớ gian ác đó vào ngục tù. Chúa kết luận, “nếu  mỗi người trong các ngươi không hết lòng tha thứ cho anh em mình, thì Thiên Phụ Ta cũng xử sự với các ngươi như vậy”. Ẩn dụ này là bức tranh về sự tha thứ trong thời đại vương quốc. Nếu các môn đồ không thương xót và tha thứ đối với các anh em mình, Chúa sẽ xử lý họ cách chặt chẽ và nghiêm khắc như vậy, hơn là bằng sự thương xót, như Gia-cơ nói, “Vì sự xét đoán không thương xót kẻ đã không bày tỏ sự thương xót, sự thương xót thắng trên sự xét đoán”. Loại thương xót và tha thứ nầy không phải là sự việc cứu rỗi đời đời nhưng về sự xử lý tể trị của Đức Chúa Trời với các tín đồ không thương xót mà có thể mở rộng—cách tạm thời và theo sự phân phát—vào thời đại vương quốc.

      (1) Kết quả của sự tha thứ đời đời là sự cứu rỗi đời đời, và đường lối để tiếp nhận là tin Chúa. (2) Kết quả của việc hội thánh nhìn nhận sự cứu rỗi của chúng ta là sự tương giao và thông công  của chúng ta với các tín đồ khác, và cách tiếp nhận là qua sự biện biệt do Đức Linh cảm thúc của hội thánh. (3) Kết quả của việc tha thứ hằng ngày về các tội lỗi của ta là sự tương giao với Cha, và đường lối để tiếp nhận là do sự xưng nhận tội lỗi. (4) Kết quả của sự tha thứ do sự sửa trị tể trị của Đức Chúa Trời là giải phóng  khỏi sự sửa trị của Ngài, và đường lối để chiếm lấy là phải hạ mình dưới bàn tay đại năng của Đức Chúa Trời (1Phi-e-rơ 5:6) đến khi Ngài thấy rằng thời gian sửa trị đã đầy đủ. (5) Cuối cùng, kết quả  của sự tha thứ trong vương quốc là được Ngài xét xử theo sự thương xót tại tòa án của Ngài, và cách để tiếp nhận là tha thứ các anh em mình và đối xử họ cách thương xót.

    Loại tha thứ thứ nhất và thứ nhì đi đôi với nhau; mọi người mà đã tiếp nhận sự tha thứ đơi đi sẽ được hội thánh nhìn nhận và tiếp nhận vào sự tương giao. Tuy nhiên điều hiển nhiên hằng ngày cho mọi tín đồ tìm kiếm, là những kẻ mà đã được tha thứ đời đời vẫn còn có thể  bị tạm ngưng sự tương giao với Cha và cần một loại tha thứ khác. Cũng vậy, có thể có một tội lỗi đặc biệt hay nghiêm trọng làm phát sinh sự xử lý tể trị của Đức Chúa Trời, trong đó một tín đồ mà đã được tha thứ đời đời và tức thì sẽ chịu đau khổ ít lâu. Chúng ta tìm đâu trong Kinh Thánh chép về giới hạn thời gian cho loại sửa trị tể trị nầy của Đức Chúa Trời? Chúng ta không tìm được. Khoảng thời gian xử lý đó đúng theo sự khôn ngoan và cuộc gia tể của  Chúa. Theo nguyên tắc nầy, một tín đồ cũng có thể chịu đựng sự trừng trị dưới sự tể trị của Đức Chúa Trời trong thời đại thiên hi niên, thời đại của vương quốc. Cần nhìn  thấy nhu cầu về loại tha thứ thứ năm nầy là những gì mà Chúa ám chỉ trong Ma-thi-ơ 12:32, đó là sự tha thứ không phải trong thời đại nầy nhưng “trong thời đại hầu đến”. Đây cũng là sự tha thứ được kinh nghiệm trong thời đại sau cho sự cứu rỗi “qua lửa” như được nói ở 1Côr 3:15.

     Watchman Nee nói cách rất khôn ngoan rằng, “nếu chúng ta không thể phân biệt giữa các loại tha thứ khác nhau khi đọc Kinh Thánh, chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn”. Tuyên bố nầy có thể được coi là lời tóm tắt về lịch sử các sự dạy dỗ về sự tha thứ trong thời đại sắp đến và việc “được cứu song dường như qua lửa” trong các thế kỷ đầu tiên của hội thánh. Hậu quả của sự hiểu biết suy thoái về các lẽ thật nầy, các sự tha thứ tạm thời và thực tiễn dần dần trở thành sự lầm lạc về sự tha thứ đời đời, sự cứu rỗi bị lẫn lộn với sự thánh hóa tiếp sau sự cứu rỗi, ân điển lẫn lộn với phần thưởng, sự hư mất bị rối rắm với sự sửa trị và trừng phạt. Tất nhiên giáo lý tà đạo về ngục luyện tội đã được khai triển, trong đó các hồn khi chết phải chịu khổ để có được sự cứu rỗi đời đời. Hơn nữa, căn cứ trên nền tảng tà giáo nầy, một hệ thống tà ác và quỉ quái đã thịnh vượng, trong đó các lời cầu nguyện và bùa xá tội đã được dâng lên cho kẻ chết đang đau khổ. Chúng tôi lấy làm tiếc cho các sự dạy dổ nầy và tuyên bố chúng là các điều gớm ghiếc và tà ác trong chén vàng của Ba-by-lôn lớn (Khải 17:4-5).

     Các sự dạy dổ méo mó về “các sự việc sau cùng”—như thiên đàng với các căn hộ vật chất, địa ngục có nhiều tầng, ngục luyện tội cần các của lễ đền tội—là các sản phẩm do sự suy thoái lớn nhất, đầy sự tưởng tượng, thêu dệt và không đúng Kinh Thánh trong lịch sử hội thánh. Chúng là một sự mở rộng về các sự kiện đơn giản trong Kinh Thánh, một sự lệch hướng lớn lao đối với các sự dạy dỗ thuần khiết của Kinh Thánh, một sự mê loạn lớn lao đối với đường hướng trung tâm của Kinh Thánh—cuộc gia tể của Đức Chúa Trời xây dựng chính Ngài vào con người, và xây con người vào chính Ngài, để xây dựng Thân Thể Christ trong thời đại nầy và tổng kết Giê-ru-sa-lem mới trong thời đại sau và trong cõi đời đời./. (Sưu Tầm)


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét