La. 1:19-20 Vì những gì có thể biết về Đức Chúa Trời thì đều được bày tỏ trong họ, bởi Đức Chúa Trời đã bày tỏ điều đó cho họ rồi.
20 Bởi lẽ những điều vô hình của Ngài, cả quyền năng đời đời lẫn đặc tính thần thượng đã được thấy rõ từ khi tạo nên thế giới, được nhận biết qua các tạo vật, cho nên họ không thể bào chữa được.
Điều đầu tiên trong phương cách kiềm chế là nhận biết Đức Chúa Trời qua cõi thọ tạo của Ngài (1:19-20). Qua cõi thọ tạo của Đức Chúa Trời, con người có thể lĩnh hội những điều vô hình của Đức Chúa Trời, quyền năng đời đời và bản chất thần thượng của Ngài. Các tầng trời và trái đất bày tỏ những điều vô hình của Đức Chúa Trời. Cách đây khoảng hai mươi năm, các anh em ở Đài Loan thu thập tài liệu về tiểu sử của các khoa học gia nổi tiếng trong những thế kỉ qua. Họ khám phá ra rằng chỉ có một tỉ lệ nhỏ trong số các khoa học gia ưu tú này nói rằng họ không tin Đức Chúa Trời. Đa số họ đều tin Ngài. Tôi từng đọc một bài báo trong đó Einstein được hỏi có tin vào Đức Chúa Trời không. Ông đáp “Câu hỏi của anh đã xúc phạm tôi. Làm sao một khoa học gia như tôi lại không tin Đức Chúa Trời?” Nếu anh em nghiên cứu khoa học, khoa học sẽ cho biết có Đức Chúa Trời.
Mặc dù không biết khoa học nhưng tôi biết chút ít về cơ thể con người. Nhiều lần, trong khi giảng cho người ta về Đức Chúa Trời, tôi yêu cầu họ xem xét cơ thể họ. Tôi bảo họ: “Hãy nghĩ xem các bạn kỳ diệu dường nào. Ai làm nên các bạn?” Tất cả lông, tóc trên thân thể vật lý của chúng ta, cả trong lẫn ngoài đều mọc xuôi xuống ngoại trừ lông trong cổ họng chúng lại mọc ngược lên. Điều này thật ý nghĩa. Nếu lông trong cổ họng chúng ta mọc xuôi xuống, chúng ta sẽ chết vì không thể khạc đờm ra được. Ai làm nên chúng ta như vậy? Hơn nữa, hãy xem xét cách cấu tạo kỳ diệu khuôn mặt con người. Cái miệng được đặt ở một vị trí thật thích hợp. Nếu miệng chúng ta được đặt vào giữa hai con mắt thì bất tiện và kinh khủng biết bao!
Lại nữa, anh em có bao giờ nghĩ đến chức
năng của lông mày của mình không? Chúng có chức năng cản nước, giữ cho mồ hôi
không vào mắt chúng ta. Ai đã thiết kế chúng ta như vậy? Gần đây, tôi trải qua
hai cuộc giải phẫu mắt phải. Nhà giải phẫu cho tôi xem một con mắt giả, ông đặt
biệt chỉ vào thủy tinh thể và võng mạc. Ngay lập tức tôi thấy đó là mô hình
chính xác của một máy ảnh tốt nhất. Không ai có thể chế ra một máy ảnh sánh được
với mắt người. Ai đã làm những điều này? Răng của chúng ta cũng được chế tác
cách kì diệu. Các răng trước của chúng ta, tức răng cửa, hoạt động như hai con
dao, cắt đứt bất cứ vật gì đặt vào giữa chúng. Rồi lưỡi đưa thức ăn vào răng
hàm giống như những cối xay, nghiền nát thức ăn thành một chất có thể tiêu hóa.
Khi răng hàm đang xay, nước bọt tiết ra làm lỏng thức ăn. Thật kỳ diệu. Ai đã
làm điều này? Chúng ta phải nói: “Chúa ơi, con cảm tạ Ngài. Ngài là Đấng tạo
hóa của con. Ngài đã làm nên con cách kỳ diệu như vậy.”
(NCSS La Mã, bài 3)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét