1/08/2024

TRANH ĐUA LÀ DẤU HIỆU CỦA SỰ KIÊU NGẠO

 


La. 9: 15 …Ta sẽ thương xót người nào Ta thương xót,  và Ta sẽ tỏ lòng trắc ẩn đối với người nào Ta sẽ tỏ lòng trắc ẩn.”


Chúng ta thường tranh đua với người khác trong công tác của Chúa. Chẳng hạn, một nơi nào đó bắt đầu nhóm họp có 30 người và bây giờ họ đạt đến 130 người. Địa phương của anh em bắt đầu nhóm họp có 40 người, nhưng bây giờ anh em chỉ có hơn 60 người. Vì anh em không thể chịu nổi việc ai đó thành công hơn mình nên lòng tranh đua trỗi dậy trong  anh em. 

Trong thế giới, sự cạnh tranh đem đến tiến bộ. Tuy nhiên, trong công tác của Chúa thì anh em không được phép tranh đua; tranh đua sẽ giết chết chúng ta. Chúng ta cần khiêm nhường mà thưa với Chúa: " Chúa ơi, con là một tôi tớ vô ích,” Trong phúc âm Lu-ca, Chúa nói rằng sau khi một tôi tớ của Chúa thực hiện nhiều nhiệm vụ suốt cả ngày và tối trở về, người ấy vẫn phải thưa với chủ: "Tôi là một nô lệ vô ích” ( 17:10). Tất cả chúng ta phải thừa nhận mình là những tôi tớ vô ích. Chúng ta không nên so sánh chính mình hoặc cạnh tranh với người khác. Nếu có một sự gia tăng nơi chúng ta phụng sự thì đó là hoàn toàn là sự thương xót của Chúa.

Anh em có nhiều người tại địa phương của anh em; đó là sự thương xót của Chúa. Tôi có vài người tại nơi của tôi; đó có thể là vì tôi kiêu ngạo, vì vậy tôi cần sự thương xót của Chúa. Hãy luôn ghi nhớ sự thương xót và sự ban phước của Ngài. 

Anh Watchman Nee nói rằng chúng ta không nên sợ sai lầm, nhưng chúng ta nên sợ mình không được Chúa ban phước. Nếu được Chúa ban phước thì dù có phạm sai lầm, chúng ta vẫn được phước hạnh. 

(Trích từ các tác phẩm của Watchman Nee & Witness Lee)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét