9/16/2014

MỤC ĐÍCH CỦA SỰ ĐAU KHỔ

Kinh Thánh:
La-mã 8:28 "Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ thương yêu Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo chỉ định của Ngài."

2Cô-rin-tô 4:17 "Vì sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng ta sanh cho chúng ta sự vinh hiển cao trọng đời đời, vô lượng vô biên."
Những đau khổ mà Đức Chúa Trời ấn định cho chúng ta nhằm mục đích gì? Mục đích chính là để hạn chế con người. Những đau khổ mà Đức Chúa Trời ấn định thực ra là sự an ninh và bảo vệ cho chúng ta. Đừng bao giờ quên rằng hậu quả của sự sa ngã là con người có yếu tố bại hoại và gây bại hoại trong bản chất. Đức Chúa Trời thương yêu và thể hiện sự quan tâm yêu thương đối với con người, nhưng con người vẫn còn yếu tố Sa-tan trong bản chất. Ngay sau sự sa ngã, có lẽ con người không nhận thức tình trạng thật của mình; tuy nhiên, Đức Chúa Trời hiểu nan đề, và vì thế, Ngài đã ấn định những đau khổ nhằm mục đích hạn chế con người sa ngã. Giới trẻ khắp thế giới đều muốn tự do; họ khao khát có quyền tự do. Tuy nhiên, phải nhận thức rằng nếu quá tự do sẽ làm mất đi những hạn chế mà Đức Chúa Trời đã đặt trên chúng ta trong sự yêu thương của Ngài. Là con người sa ngã có bản chất bại hoại, nhất định chúng ta cần những hạn chế như một sự bảo vệ và an toàn. Giả sử một người mẹ có đứa con ngỗ nghịch. Nếu bà không dùng bất kì sự hạn chế nào trên nó, đứa bé đó sẽ không sống được ba ngày. Hậu quả của việc quá tự do như vậy là nó sẽ tự giết mình. Không một người mẹ nào lại ngớ ngẩn đến mức cho đứa con ngỗ nghịch tự do hoàn toàn. Tất cả trẻ em đều cần có những hạn chế. Những hạn chế như vậy thật có ích cho chúng ta. Là người lớn tuổi hơn, tôi cần được hạn chế và muốn được hạn chế bởi các anh em yêu dấu trong Chúa. Thậm chí tôi còn được hạn chế nhiều hơn bởi các chị em. Thật ra tôi rất ít được tự do. Nếu anh em cho tôi được tự do, tôi sẽ nói: “Không, cám ơn anh em. Anh em hãy đem tự do về nhà đi. Tôi cần được hạn chế”. Cám ơn Chúa biết bao vì suốt những năm qua, tôi đã được bảo vệ bởi những sự hạn chế. Tôi không phải khổ sở dưới sự hạn chế của các thánh đồ, trái lại, tôi đã vui hưởng điều đó. Tất cả những giới hạn mà các anh chị em trong Chúa đem đến cho tôi là sự bảo vệ cho tôi. Dù hiện nay, có thể anh em không nghĩ rằng những hạn chế đó là thoải mái, nhưng sau nhiều năm, tôi tin rằng anh em sẽ thờ phượng Chúa và nói: “Cám ơn Chúa vì sự hạn chế!”
Cho tôi nói đôi lời với những người làm chồng, làm vợ. Không một phụ nữ nào thích bị hạn chế. Các chị em yêu dấu có thể thánh khiết và theo đuổi sự thuộc linh, nhưng tôi không tin rằng họ thích bị hạn chế. Người vợ không thích chấp nhận bất kì sự gò bó nào từ chồng hay mẹ chồng. Từ lịch sử và kinh nghiệm, tôi biết rằng không có nhiều nàng dâu thích mẹ chồng. Dường như điều này đến từ sự sắp đặt của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sắp đặt rằng mẹ chồng là sự hạn chế cho nàng dâu, và nàng dâu là một nan đề cho mẹ chồng. Nói theo con người, điều này nghe chẳng thoải mái gì, nhưng thực ra điều đó rất có ích. Bất kì chị em nào sẵn sàng chấp nhận những hạn chế đến từ chồng, con cái và mẹ chồng đều sẽ được bảo vệ.
Bây giờ tôi muốn nói với những người làm chồng. Là anh em, chắc chắn chúng ta cần những hạn chế đến từ vợ. Tôi cám ơn Chúa về người vợ yêu dấu của tôi. Tôi có thể làm chứng rằng sự giúp đỡ tốt nhất mà bà đem đến cho tôi là những sự hạn chế của bà. Thậm chí bà ấy hạn chế việc ăn của tôi. Dầu dạ dày tôi là của tôi, nhưng bà quyết định tôi phải ăn bao nhiêu. Hằng ngày, tôi nói với bà ấy: “Tôi vẫn còn đói”, nhưng bà đáp: “Đủ rồi. Không có nữa đâu”. Dầu vậy, cuối cùng, kết quả của việc chấp nhận những giới hạn của bà ấy là chứng đau dạ dày của tôi đã được chữa lành. Tôi học được rằng nếu bị đau hay loét dạ dày, cách tốt nhất để xử lí là hạn chế ăn uống. Vì thế, bất kì sự hạn chế nào cũng thực sự là một ích lợi lớn. Tất cả chúng ta đều cần được hạn chế. Do đó, Đức Chúa Trời đã ấn định sự đau khổ cho con người để hạn chế họ, để giải cứu họ bằng kỉ luật và để bảo vệ họ.
(Trích NCSS Sáng thế ký, bài 21, của Witness Lee)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét