1. Trò chơi: Ô ăn quan:
Mục đích: Nhằm giáo dục cho học sinh tính sáng tạo,
cách thức tính toán, qua trò chơi tạo nên sự đoàn kết, gần gủi trong
học sinh.
Nội
dung: Ô ăn quan, hay còn gọi tắt là ăn quan là một trò chơi dân
gian của trẻ em người Kinh, Việt Nammà chủ yếu là các bé gái. Đây là trò chơi có tính chất
chiến thuật thường dành cho hai người chơi và có thể sử dụng các vật liệu đa
dạng, dễ kiếm để chuẩn bị cho trò chơi.
Điều kiện và cách thức tổ chức:
Bàn chơi: bàn chơi Ô ăn quan kẻ trên một mặt bằng tương
đối phẳng có kích thước linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để
chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân, vì thế
có thể được tạo ra trên nền đất, vỉa hè, trên miếng gỗ phẳng.... Bàn chơi được
kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi
bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô
hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi
là ô dân còn
hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.
Quân chơi: gồm hai loại quan và dân,
được làm hoặc thu thập từ nhiều chất liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa
phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi và
trọng lượng hợp lý để khỏi bị ảnh hưởng của gió. Quan có
kích thước lớn hơn dân đáng
kể cho dễ phân biệt với nhau. Quân chơi có thể là những viên sỏi, gạch, đá, hạt
của một số loại quả... hoặc được sản xuất công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ
biến là nhựa. Số lượng quan luôn
là 2 còn dân có
số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là 50.
Bố trí quân chơi: quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi
ô một quân, dân được
bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô 5 dân.
Trường hợp không muốn hoặc không thể tìm kiếm đượcquan phù hợp thì có thể thay quan bằng
cách đặt số lượng dân quy
đổi vào ô quan.
Người chơi: thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở
phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền
kiểm soát của người chơi ngồi bên đó.
Bắt đầu một lần rải quân, khi đến quân cuối cùng, những
quân trong ô có đường bao lại được lấy lên để rải tiếp
Sau khi rải tiếp, ô có đường bao quân màu đỏ sẽ bị ăn,
ô liền đó lại được lấy lên để tiếp tục rải
Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng: người thắng
cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy
đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai
người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc
5 dân.
Di chuyển quân: từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ
di chuyển dân theo
phương án để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt. Người thực hiện lượt đi đầu tiên
thường được xác định bằng cách oẳn
tù tì hay thỏa thuận. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả
số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông thuộc
quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô
gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân
cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:
Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục
dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn.
Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân)
rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất
cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi
kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người
chơi có quyềnăn tiếp cả quân ở ô này ... Do đó trong cuộc chơi có thể có
phương án rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ
trong một lượt đi của mình. Trường hợp liền sau ô đã bị ăn lại
là một ô vuông chứa quân thì người chơi lại tiếp tục được dùng số quân đó để
rải. Một ô có nhiều dân thường
được trẻ em gọi là ô nhà giàu,
rất nhiều dân thì
gọi là giàu sụ.
Người chơi có thể bằng kinh nghiệm hoặc tính toán phương án nhằm nuôi ônhà
giàu rồi mới ăn để được nhiều điểm và có cảm giác thích thú.
Nếu liền sau đó là ô
quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên thì người chơi bị mất
lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.
Trường hợp đến lượt đi nhưng cả 5 ô vuông thuộc quyền
kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được
của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi
không đủ 5 dân thì
phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm.
Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở
hai ô quan đã
bị ăn hết. Trường hợp hai ô
quan đã bị ănhết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như
thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết
quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng. Ô quancó
ít dân (có
số dân nhỏ hơn 5 phổ biến được coi là ít) gọi là quan non và
để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy
định không được ăn quan non,
nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt.
2. Đánh chuyền.
Mục
đích: Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khéo léo của tay kết
hợp chân.
Nội dung:
Chuyền được nhiều que và đạt được ở các giai đoạn.
Điều
kiện và cách thức tiến hành:
Chơi
hai hoặc vài người. Cỗ chuyền gồm 10 que tre vót tròn, nhỏ bằng que kem, dài
20cm và một hòn cái (hòn cuội tròn hoặc quả cà pháo).
Người
chơi ngồi duỗi một chân, rải cỗ chuyền dọc theo ống chân, vừa đọc một câu, vừa
tung hòn cái, vừa nhặt số que theo lời bài, đồng thời phải đỡ bắt hòn cái không
để rơi.
Số
que rải xuống hoặc lấy lên phải đúng theo lời ca. Hết bàn 10, người chơi xoay
đảo cả 2 tay chùm que, mỗi câu là một lần tung hứng hòn cái, đoạn cuối đặt
xuống từng que rồi lại nhặt lên đôi một cho đến hết. Rơi
cái, hoặc nhặt sai số que là bị loại.
Bài
ca:
Que mốt (nhặt 1 que)
Que
mai (nhặt tiếp 1 que và nắm lại trong tay cho đến hết bàn)
Cái
cò
Nỏ
năng
Con
khăng
Hòn
chắt
Nhấm
nha
Nhấm
nhắt
Quạ
bắt
Sang
bàn đôi (rải lại ra chân)
Đôi
tôi (nhặt 2 que)
Đôi
chị
Đôi
cái bị
Đôi
cành hoa
Đôi sang ba
Rải bàn ba (rải que lại ra chân)
Ba quả cà
Ba quả táo
Ba lá gáo
Một sang tư
Rải bàn tư (rải lại que)
Tư củ từ
Tư củ cải
Hai sang năm
Rải bàn năm (rải lại que)
Năm còn năm
Năm sang sáu
Rải bàn sáu (rải lại que)
Sáu củ ấu
Bốn sang bảy
Rải bàn bảy (rải lại que)
Bảy lìa ba
Ba sang tám
Rải bàn tám (rải lại que)
Tám hai lìa
Hai sang chín
Rải bàn chín (rải lại que)
Chín lìa một
Một sang mười
Ngả năm mươi (đặt xuống 5 que)
Mười
vơ cả (lại nhặt lên)
Ngả
xuống đất (đặt cả 10 que xuống)
Cất
lên tay (nhặt cả lên)
Xoay
ống nhổ (quay cả cụm que)
Đổ
tay chuyền
Chuyền
chuyền một (xoay một vòng que trên hai tay)
Một
đôi
Chuyền
chuyền hai
Hai
đôi
Chuyền
chuyền ba
Ba
đôi
Chuyền
chuyền bốn
Bốn
đôi
Chuyền
chuyền năm
Năm
đôi
Đầu
quạ (Bắt đầu thả từng que xuống chân)
Quá
giang
Sang
sông
Về
đò
Cò
nhảy
Gẫy
cây
Mây
leo
Bèo
trôi
ổi
xanh
Hành
bóc
Trứng
đỏ lòng (quơ 2 que lên một lần)
Tôm
cong đít vịt
Vào
làng xin thịt
Ra
làng xin xôi
Anh
chị em ơi, cho tôi vét bàn thiên hạ.
3. Nhảy bao bố
a) Mục
đích ý nghĩa:
- Rèn luyện sức khoẻ, nhanh nhẹn, khéo léo.
- Tạo không khí vui vẻ, thoải mái để học tập, sinh hoạt
- Rèn luyện sức khoẻ, nhanh nhẹn, khéo léo.
- Tạo không khí vui vẻ, thoải mái để học tập, sinh hoạt
b) Cách
chơi:
Chuẩn bị: Bao bố ( bao tải) to để hai người có thể đứng trong bao được, số lượng bao bằng 1/2 số người chơi.
Nội dung: Nhảy về đích nhanh nhất.
+ Quản trò chia tập thể chơi thành các đội có số lượng đều nhau, đều nam, đều nữ. Cứ hai người đứng trong một bao xếp thành hàng dọc trước vạch xuất phát chờ lệnh.
+ Khi có lệnh của quản trò, từng đôi của từng đội nhảy về đích qui định cho đến đôi cuối cùng. Khi đôi đầu tiền nhảy, đôi số 2 tiến lên vạch xuất phát.
c) Luật chơi:
- Đội nào về đích nhanh nhất là thắng.
Lưu ý:
- Nếu bị ngã đứng dậy chơi tiếp.
- Có thể mỗi bạn một bao tải hoặc 3,4 bạn một bao.
- Chọn sân chơi phù hợp như sân đất, cỏ, cát tránh nguy hiểm.
- Khoảng cách xa hay gần tuỳ thuộc vào lứa tuổi học sinh
Chuẩn bị: Bao bố ( bao tải) to để hai người có thể đứng trong bao được, số lượng bao bằng 1/2 số người chơi.
Nội dung: Nhảy về đích nhanh nhất.
+ Quản trò chia tập thể chơi thành các đội có số lượng đều nhau, đều nam, đều nữ. Cứ hai người đứng trong một bao xếp thành hàng dọc trước vạch xuất phát chờ lệnh.
+ Khi có lệnh của quản trò, từng đôi của từng đội nhảy về đích qui định cho đến đôi cuối cùng. Khi đôi đầu tiền nhảy, đôi số 2 tiến lên vạch xuất phát.
c) Luật chơi:
- Đội nào về đích nhanh nhất là thắng.
Lưu ý:
- Nếu bị ngã đứng dậy chơi tiếp.
- Có thể mỗi bạn một bao tải hoặc 3,4 bạn một bao.
- Chọn sân chơi phù hợp như sân đất, cỏ, cát tránh nguy hiểm.
- Khoảng cách xa hay gần tuỳ thuộc vào lứa tuổi học sinh
4. Đá cầu
Mục
đích: Rèn
luyện sức khõe, tính linh hoạt của cổ chân, sự kết phối hợp toàn
thân để tâng cầu.
Nội
dung: Đấ
được số lần cầu nhiều nhất.
Điều
kiện và cách thức tiến hành:
Thời
Lý - Trần, vua và vương hầu rất thịnh hành đá cầu. Sử còn chép Trần ích Tắc con
vua Trần Thái Tông rất giỏi đá cầu. Đinh Lưu đá cầu chúc thọ vua Lê.
Quả
cầu làm bằng đồng xu kim loại có lỗ ở giữa. Dùng giấy bản tốt, cắt một dải
ngang 6cm, dài 15cm. Đặt đồng xu vào giữa, gập hai mép ngang, vê tròn hai đầu
giấy, dùi thủng qua lỗ xu cho hai đầu giấy chui qua. Kéo hai đầu giấy ôm chặt
lấy đồng xu, rồi tỏa giấy ra, lấy kéo cắt một nửa phía trên thành các tua nhỏ,
thế là thành quả cầu đá chân theo kiểu dân gian.
Số
người chơi không hạn định. Có nhiều cách chơi: - Người chơi nhảy lò cò
một chân, một chân vừa đỡ cầu vừa đá hất lên, vừa đá vừa đếm kết quả cho đến
khi cầu rơi xuống đất là hết ván. Chân đá có thể duỗi thẳng, gập vòng trước mặt
hoặc đá hậu gập chân qua đằng sau. Đá cầu bằng ống chân, bàn chân, đùi, đều
được.
-
Vạch một vạch ngang làm giới hạn, chia hai đội với số người bằng nhau. Một bên
gieo cầu đá sang phía bên kia, họ đỡ và đá trả về bên này, có thể đỡ chuyền
nhau qua vài người rồi mới đá sang đối phương. Cầu rơi xuống đất bên nào bên ấy
thua một bàn.
5. Nhảy dây
Mục
đích: Rèn luyện sức khõe của đôi chân, biết đoàn kết
đồng đội, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.
Nội
dung: Đạt được số lần nhảy nhiều nhất.
Điều
kiện và cách thức tiến hành:
Một
sợi dây thừng dài 2m cho nhảy cá nhân, hoặc 4 - 5m cho nhảy tập thể.
Nhảy
cá nhân: Hai tay cầm hai đầu dây dang ra vung lên qua đầu, khi dây
chạm đất, chân nhảy lên để dây vượt qua, như vậy là một vòng, vừa nhảy vừa đếm
xem đến vòng bao nhiêu thì vướng chân vào dây phải ngừng để người khác nhảy. Ai
đạt nhiều vòng là thắng. Chơi giỏi, hai tay cầm dây vắt chéo ngang ngực.
Nhảy
tập thể: Hai người cầm hai đầu dây bằng một tay, quay nhanh dây chạy vòng
tròn cho vài người nhảy. Ai chạm dây phải ra thay làm người cầm dây cho người
kia vào nhảy.
6. Bịt mắt bắt dê
Mục
đích: Rèn luyện tính phán đoán, định hướng.
Nội
dung: Bắt được người làm Dê.
Điều
kiện và cách thức tiến hành:
Người
chơi đứng nắm tay nhau quây thành vòng tròn rộng. Hai người ở giữa cùng bị bịt
chặt mắt bằng miếng vải, một làm dê vừa chạy vừa kêu be be, một người săn, nghe
tiếng dê mà định hướng tìm bắt. Người làm vòng rào reo hò mách nước cho người
bắt, nhưng là mách sai, để gây cười. Người săn bắt được dê, thì dê được thay
chỗ làm người săn và một người khác ở hàng rào vào làm dê, luân phiên nhau,
người săn thắng cuộc trở lại làm hàng rào. Có nơi bắt dê thật như ở hội Phù
Đổng ngày xưa.
7. Đánh khăng
Mục
đích: Trò
chơi của thiếu niên nhanh nhẹn, tinh mắt. Chọn nơi chơi rộng, thoáng, ít người
qua lại tránh tai nạn bị khăng văng vào.
Nội
dung: Một
ván khăng có 10 mục chơi, mỗi mục có một kiểu đánh khác nhau, riêng mục “cầy”
và “chầu” là giống nhau thôi. Thứ tự như sau: Cầy (còn gọi là “múc”), Đơ, Cơm,
Mắm, Cổng, Gà, Chuông, Khẳng, Chầu, Nài.
Tùy
cuộc chơi, có thể chỉ chọn dăm ba mục cho chóng hết ván. Nhiều nơi chỉ đánh có
Cầy, Mắm và Gà.
Điều
kiện và cách thức tiến hành:
Trước
khi đánh phải xướng tên mục và hỏi “xong chưa?”, khi nào bên đỡ trả lời “xong”,
khăng con mới được đánh lên.
Chơi
hai người hoặc hai tốp thay phiên chơi. Dụng cụ chơi gồm hai chiếc khăng chặt
từ cành tre hoặc thanh tre già vót tròn. “Khăng cái” to hơn, dài một gang rưỡi
đến hai gang, một đầu vót nhỏ gần nhọn. “Khăng con” nhỏ hơn, ngắn khoảng 15cm.
Sân
chơi: Một đầu được khoét lỗ bằng đầu nhọn của khăng cái để làm “lồ”. Trên
lồ khoảng 4m kẻ một vạch ngang làm “cổng”. Trước khi vào cuộc phải “khảo cái”
xem bên nào được đi trước. Tay phải cầm khăng cái, tay trái tung khăng con lên,
rồi dùng khăng cái “khấc” vào khăng con lúc rơi xuống để lại bay lên, đếm số
lần khấc cho đến khi khăng con bị “khấc” hụt rơi xuống đất là thôi. Ai “khấc”
được nhiều lần hơn được đánh trước. Cứ một người đánh một đỡ. Người đánh đứng ở
phía “lồ”, không được xa lồ quá một bước, có thể chân trước, chân sau lồ. Người
đỡ phải đứng phía trên vạch “cổng”.
Nguyên
tắc chung là khi khăng con được đánh bay về phía cổng, người đỡ phải tìm cách
đón bắt, nếu bắt được rồi, đứng trên vạch cổng ném khăng con về phía lồ, lúc
này bên đánh đã phải đặt khăng cái nằm ngang trên miệng lồ. Nếu ném trúng được
quyền vào đánh, bên kia ra đỡ. Nếu không bắt được khăng con để rơi xuống đất,
cuộc chơi vẫn tiếp tục không thay đổi.
Các
kiểu đánh:
-
Cầy: là đặt khăng con nằm ngang miệng lồ, thọc đầu nhọn khăng cái xuống
lỗ, dùng hai tay hất mạnh cho khăng con bay về phía trên cổng - nếu dưới cổng
là mất lượt phải đổi cho bên kia đi.
-
Đơ: tay trái cầm khăng con, giơ lên ngang tầm vụt, tay phải cầm khăng cái vụt
mạnh cho khăng con bay lên trên cổng.
-
Cơm: tay phải cầm đầu nhọn khăng cái, đặt khăng con lên trên nắm tay ở phía sau
khăng cái, hất tay tung khăng con lên rồi dùng khăng cái vụt cho nó bay lên
phía trên cổng.
-
Mắm: Cầm khăng cái như kiểu Cơm, đặt khăng con phía trước khăng cái trên đầu
các ngón tay, hất tay tung khăng con lên đánh về phía cổng.
-
Cổng: Không đứng ở lồ, đi lên giữa cổng tay trái cầm buông thõng, một đầu khăng
con, tay phải quật khăng cái đánh khăng con bay về phía trước.
-
Gà: Quay lại lồ, đặt khăng con một đầu chúc xuống lỗ, thò một đầu lên mặt đất,
cầm khăng cái đánh mạnh cho khăng con bật lên cao rồi đón đà rơi xuống quật
tiếp cho khăng con bay lên phía trước.
-
Chuông: Tay phải vừa cầm khăng cái, vừa dùng hai ngón cái và trỏ nhón một
đầu khăng con buông thõng xuống, tung khăng con lên cao rồi đánh mạnh vào nó
bay lên trước cổng.
-
Khẳng- Còn gọi là Luồn: Giơ chân trái lên ngang, tay trái cầm khăng con luồn
qua đùi tung lên cao cho tay phải cầm khăng cái đánh cho nó bay lên trước.
-
Chầu: Chơi như đánh Múc.
-
Nài: Dùng khăng cái khấc vào khăng con như khảo cái, cho đến khi rơi xuống đất,
được bao nhiêu lần thì được đánh phạt bấy nhiêu lần. Đánh phạt như đánh Cầy,
đặt khăng con ngang miệng lồ, dùng hai tay cầm khăng cái hất khăng con bay lên
trên vạch cổng. Đối phương bắt được thì mất phạt, xóa nợ. Không bắt được, phải
cõng người thắng cuộc từ chỗ khăng con rơi xuống về đến lồ. Người thắng đặt
khăng cái ngang miệng lồ rồi cầm khăng con cưỡi lên lưng người thua, khi họ
chạy về phía lồ phải nhanh tay, nhanh mắt nhằm ném khăng con sao cho đúng vào
khăng cái. Cứ ném trúng là được thêm một lần cõng.
Còn
một cách chơi đơn giản hơn là chỉ đánh ba mục Cầy, Mắm và Gà như đã nói ở trên,
nếu bên đỡ không bắt được khăng con, thì bên đánh được đo từ lồ cho đến nơi
khăng con rơi, đo bằng khăng cái, mỗi đơn vị đo tính một điểm. Sau khi cả hai
bên đánh xong, tính tổng số điểm ai hơn là thắng, được bên thua cõng năm vòng
từ lồ đến vạch cổng.
8. Oẳn tù tì
Mục
đích: Rèn luyện tính phán đoán, nhanh nhẹn.
Nội
dung: Đưa ra được những dụng cụ chiến thắng.
Điều
kiện và cách thức tiến hành:
Thường hai em một chơi
với nhau. Cùng đứng hay ngồi, tay đung đưa theo nhịp câu hát:
Oẳn tù tì
Ra cái gì?
Ra cái này!
Cả hai cùng chìa một tay ra ở các
dạng:
- Nắm tay là cái búa, chĩa hai ngón
trỏ và ngón giữa là cái kéo, chỉ một ngón là cái dùi, xòe cả bàn tay là cái lá.
Theo quy ước sau đây mà định được
thua:
- Búa nện được kéo, được dùi, nhưng
lại bị lá bọc.
- Lá thua kéo vì kéo cắt được lá,
dùi đâm thủng lá.
- Dùi khoan được lỗ kéo.
9. Chồng nụ chồng hoa
Mục
đích: Rèn luyện tính nhanh nhẹn, tháo vát, phát triển
sức khõe của chân.
Nội
dung: Nhảy qua được cột nụ hoa.
Điều
kiện và cách thức tiến hành:
Bốn người chơi. Hai người ngồi đối
mặt nhau duỗi thẳng chân, bàn chân dựng lên, chồng lên nhau cứ một chân người
này đến một chân người kia. Hai người phải nhảy qua cái cột cao do 4 bàn chân
dựng lên. Nhảy được rồi, mỗi người ngồi chồng thêm một nắm tay tiếp lên, gọi là
chồng nụ. Lại nhảy qua được. Người ngồi chồng tiếp lên trên nắm tay, hai bàn
tay còn lại dựng đứng, gọi là hoa. Cột nụ hoa lúc này đã cao trên dưới 80cm.
Hai người nhảy qua được là thắng. Nếu nhảy bị chạm ở giai đoạn nào cũng bị
thua, vào ngồi thay cho người khác ra nhảy.
10. Hát đồng dao:
Mục
đích: Rèn luyện tính nhanh nhẹn, phất triển vốn từ.
Nội
dung: Hát được nhiều cụm từ đồng nghĩa.
Điều
kiện và cách thức tiến hành:
Bài đồng dao này phổ biến khắp Bắc, Trung, Nam nhại theo âm
trống tầm vông / tâm vinh (gọi theo Nghệ An) tức trống cơm:
Tập tầm vông
Chị có chồng Em ở vá Chị ăn cá, Em mút xương.
........................
|
Chị ăn kẹo,
Em ăn cốm Chị ở Lò Gốm, Em ở Bến Thành. Chị trồng hành, Em trồng hẹ. Chi nuôi mẹ Em nuôi cha |
Cách chơi hiện nay của trò này là hai nguời chơi ngồi đối
mặt nhau, vừa hát vừa theo nhịp đập lòng bàn tay vào nhau: hoặc đập thẳng, hoặc
đập chéo, hoặc một cao một hạ thấp, hoặc kết hoẹp nhiều cách khác nhau. Nói
chung, cách chơi rất giống trò Thìa la thìa lảy đây.
Nu na nu nống
Cái cóng nằm trong Cái ong nằm ngoài Củ khoai chấm mật Bụt ngồi bụt khóc |
Con cóc nhảy ra
Ông già ú ụ Bà mụ thổi xôi Nhà tôi nấu chè Tè he chân rụt |
Ðám trẻ ngồi thành hàng ngang, duỗi hai chân ra trước. Một
đứa ngồi đối diện, lấy tay đập vào từng bàn chan theo nhịp từng từ một của bài
hát trên. Dứt bài, từ "rụt" đúng vào chân em nào thì phải rụt nhanh.
Nếu bị tay của cái đập vào chân thì em đó thua cuộc: ra làm cái ván chơi kế
tiếp, hoặc chịu hình phạt (nhảy lò cò một vòng, trồng chuối...) hay phải đứng
ra làm cái cho một trò chơi khác (bịt mắt bắt dê, ú tìm, cá sấu lên bờ...)
Tùm nụ,
tùm nịu
Tùm nụ, tùm nịu
Tay tí, tay tiên Ðồng tiền, chiếc đũa Hột lúa ba bông ăn trộm, ăn cắp trứng gà Bù xa, bù xít |
Con rắn, con rít
trên trời
Ai mời mày xuống? Bỏ ruộng ai coi? Bỏ voi ai giữ? Bỏ chữ ai đọc ................. |
Ðánh trống nhà rông
Tay nào có? Tay nào không? Hổng ông thì bà Trái mít rụng ................... |
Căn cứ vào hai câu "Tay nào có? Tay nào không?",
đây là một trò đố: nắm một vật vào đó trong một tay và chìa hai nắm tay. Mở tay
ra: đúng sai, có không....biết liền.
Trò chơi đồng dao hỏi tuổi xứ Quảng
Đồng dao "hỏi tuổi" về 12 con giáp diễn ra như
một hoạt cảnh. Các em ngồi vòng tròn, mỗi em sẽ là một con vật trong đồng dao,
khi được hỏi đến, phải bắt chước động tác của con vật ấy, đi, bò, hoặc nhảy
vòng quanh về chỗ cũ của mình.
Một
em chỉ vào một bạn, hỏi : - Tuổi
Tí con chi?
Trả lời : - Tuổi Tí con chuột.
Các em hỏi : - Con chuột nó kêu làm sao?
Trả lời : - Nó kêu chút chít
(đóng vai con chuột, vừa bò vừa kêu chút chít).
Các em nói :
- Chút chít chi mày
Tau chặt khúc đầu
Tau thầu khúc giữa
Tau bửa lấy xương
Làm rường làm cột
Tau lột lấy da
Bỏ sông Ngân Hà
Còn chi chút chít!
Các em hỏi một bạn khác : - Tuổi Sửu con chi?
Trả lời : - Tuổi Sửu con trâu.
Các em hỏi : - Con trâu nó kêu làm sao?
Trả lời : - Nó kêu ngá ngạ.
(đóng vai con trâu, khệnh khạng đi, dương đôi sừng).
Các em nói : - Ngá ngạ chi mày...….
Cứ như thế, hát-nói hỏi, trả lời đóng vai con vật, cho đến con heo, mỗi con phải có tiếng kêu riêng. Con rồng kêu "rống rộng" con rắn kêu "rắn rặn" thì thật lạ và …. đúng là con nít.
Trả lời : - Tuổi Tí con chuột.
Các em hỏi : - Con chuột nó kêu làm sao?
Trả lời : - Nó kêu chút chít
(đóng vai con chuột, vừa bò vừa kêu chút chít).
Các em nói :
- Chút chít chi mày
Tau chặt khúc đầu
Tau thầu khúc giữa
Tau bửa lấy xương
Làm rường làm cột
Tau lột lấy da
Bỏ sông Ngân Hà
Còn chi chút chít!
Các em hỏi một bạn khác : - Tuổi Sửu con chi?
Trả lời : - Tuổi Sửu con trâu.
Các em hỏi : - Con trâu nó kêu làm sao?
Trả lời : - Nó kêu ngá ngạ.
(đóng vai con trâu, khệnh khạng đi, dương đôi sừng).
Các em nói : - Ngá ngạ chi mày...….
Cứ như thế, hát-nói hỏi, trả lời đóng vai con vật, cho đến con heo, mỗi con phải có tiếng kêu riêng. Con rồng kêu "rống rộng" con rắn kêu "rắn rặn" thì thật lạ và …. đúng là con nít.
11. Mèo đuổi chuột
Mục
đích: Rèn luyện tính nhanh nhẹn, linh hoạt.
Nội
dung: Bắt được chuột trong thời gian nhanh nhất.
Điều
kiện và cách thức tiến hành:
Trò chơi gồm từ 7 đến 10 người. Tất cả đứng thành vòng
tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát.
Mèo
đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Mèo chạy đằng sau
Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo
Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Mèo chạy đằng sau
Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo
Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột
Một người được
chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng
tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu
chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy.
Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau.
Trò chơi lại được tiếp tục.
12. - Cướp cờ:
Mục đích:
Rèn luyện tính nhanh nhẹn, sức khõe, linh hoạt, biết đánh lừa đối phương.
Nội dung:
Cướp được cờ không bị đối phương bắt được.
Điều kiện và cách thức tiến hành:
Mỗi
lớp quy định theo số: 1-2-3-4-5-6. (Tổ cướp cờ chuẩn bị số đeo).
Cách
chơi: 2 đội chơi đứng 2 đầu vạch xuất phát, ở giữa có 1 vòng tròn đặt 1 lá cờ,
khi trọng tài hô số nào lên thì các số tương ứng 2 bên lên tranh cờ với nhau,
trong quá trình tranh cờ, người nào cướp cờ được nhưng không bị đối phương đập
trúng người thì người đó thắng cuộc và ngược lại.
13. Kéo co:
Mục
đích: Rèn luyện sức mạnh, sự đoàn kết, đồng lòng, đồng sức.
Nội
dung: Dùng tất cả sức lực của toàn đội để kéo thắng đối phương.
Điều
kiện và cách thức tiến hành:
Tục
kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng
chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về
phía mình. Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ. Trong trường
hợp bên nam bên nữ, dân làng thường chọn những trai gái chưa vợ chưa chồng.
Một
cột trụ để ở giữa sân chơi, có dây thừng buộc dài hay dây song, dây tre hoặc cây
tre, thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây
thừng để kéo. Một vị chức sắc hay bô lão cầm trịch ra hiệu lệnh. Hai bên ra sức
kéo, sao cho cột trụ kéo về bên mình là thắng. Bên ngoài dân làng cổ vũ hai bên
bằng tiếng "dô ta", "cố lên".
Có
nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai
bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa
cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên
nào thắng liền ba keo là bên ấy được.
14. Chơi đu:
Trong
các ngày hội, các làng thôn thường trồng một vài cây đu ở giữa thửa ruộng gần
đình để trai gái lên đu với nhau. Cây đu được trồng bởi bốn, sáu hay tám cây
tre dài vững chắc để chịu đựng được sức nặng của hai người cùng với lực đẩy
quán tính. Hai cây tre làm cần đu nhỏ vừa tay cầm.
Lên đu có thể là một hay hai người. Càng nhún mạnh, đu càng lên cao, cần đu đưa lên vun vút, bên nọ sang bên kia. Cần đu lên ngang với ngọn đu là hay nhất, nhiều khi đu bay ngang ngọn đu một vòng. Nhiều nơi treo giải thưởng ở ngang ngọn đu để người đu giật giải. Nhún đu cũng là một sinh hoạt giao đãi tình cảm của trai gái.
Lên đu có thể là một hay hai người. Càng nhún mạnh, đu càng lên cao, cần đu đưa lên vun vút, bên nọ sang bên kia. Cần đu lên ngang với ngọn đu là hay nhất, nhiều khi đu bay ngang ngọn đu một vòng. Nhiều nơi treo giải thưởng ở ngang ngọn đu để người đu giật giải. Nhún đu cũng là một sinh hoạt giao đãi tình cảm của trai gái.
15. Bịt mắt đập niêu đất:
Học
sinh đi từ vạch XP đến Đích một đoàn đường dài 7-10M xác định vị trí treo cái
om đất để đập, khi đập học sinh cầm 1 cái đùi ngắn bằng 2 tay, hướng đập từ
trên cao xuống, không được đập ngang.
16. Trò chơi dồng dao chăn trâu xứ Quảng
Trò chơi hát này như sau: một lớp ngồi dưới cầm tay nhau
xếp thành vòng tròn, rối nhiều lớp nữa cũng cầm tay nhau, ngồi chồng lên vai
lớp dưới, cùng hô "dố dậy", tất cả đều đứng lên thành trụ cao, vừa đi
vòng tròn, vừa hát.
Đồng dao này có hai khúc: một khúc thiết thực nói về trẻ
chăn trâu với mùa màng, một khúc kể những vật thường thức ở nông thôn.
Khúc
I:
Đố
dậy, đố dậy
Cây gậy bốn phương
Ra đường mạnh mẽ
Bầy trẻ chăn trâu
Bay lâu thẳng cánh
Nó mạnh như sên
Đi trên mặt nước
Đi trước đón rồng
Ông đi có cồng
Bà đi có mõ
Trên trời nghe rõ
Làm gió làm mưa
Làm mùa bát ngoạt
Dố dậy, dố dậy!
Cây gậy bốn phương
Ra đường mạnh mẽ
Bầy trẻ chăn trâu
Bay lâu thẳng cánh
Nó mạnh như sên
Đi trên mặt nước
Đi trước đón rồng
Ông đi có cồng
Bà đi có mõ
Trên trời nghe rõ
Làm gió làm mưa
Làm mùa bát ngoạt
Dố dậy, dố dậy!
Khúc
II :
Trời
mưa lâm râm
Cây trâm có trái
Con gái có duyên
Đồng tiền có lổ
Bánh tổ thì ngon
Bánh hòn thì béo
Cái kéo thợ may
Cái cày làm ruộng
Cái xuồng đắp bờ
Cái lờ thả cá
Cái ná bắn chim
Cây kim may áo
Cái giáo đi săn
Cái khăn bịt đầu.
Cây trâm có trái
Con gái có duyên
Đồng tiền có lổ
Bánh tổ thì ngon
Bánh hòn thì béo
Cái kéo thợ may
Cái cày làm ruộng
Cái xuồng đắp bờ
Cái lờ thả cá
Cái ná bắn chim
Cây kim may áo
Cái giáo đi săn
Cái khăn bịt đầu.
Hát hết khúc này, trở lại đoạn đầu, bắt vào câu "bầy
trẻ chăn trâu... " Cứ như thế mà hát mà quay tít vòng tròn cho đến khi nào
cộ đổ.
17. Đánh quay
Đánh quay là trò chơi dành cho con trai. Chơi thành nhóm từ
2 người trở lên, nếu đông có thể chia thành nhiều nhóm. Một người cũng có thể
chơi quay, nhưng nếu chơi nhiều người và có nhiều người ở ngoài cổ vũ thì sẽ
sôi nổi và hấp dẫn hơn nhiều.
Đồ chơi là con quay bằng gỗ hay sừng hình nón cụt, có chân
bằng sắt. Dùng một sợi dây, quấn từ dưới lên trên rồi cầm một đầu dây thả thật
mạnh cho quay tít. Con quay của ai quay lâu nhất, người đó được. Có thể dùng
một con quay khác bổ vào con quay đang quay mà nó vẫn quay thì người chủ của
con quay đó được nhất.
18. Banh đũa (nẻ)
Banh đũa, ở quê của Bồng Lai gọi là chơi nẻ.
Mỗi vùng có mỗi cách chơi riêng, và số đũa cũng khác nhau có nơi dùng 6 cây, có
nơi dùng 10, 12 cây. Ở chỗ BL thì chơi canh 1 (tức là dồi banh lên bỏ bó đũa
xuống, bốc từng cây), canh 2 ... rồi đến canh 6 (chơi 6 cây). Xong tới:
-
Bó, phe địch túm số đũa lại, rồi người chơi phải hốt gọn không để rơi rớt cây
nào.
- Rẻ, dồi banh chia bó đũa làm 2, khi bốc không được đụng vào 1/2 đũa còn lại.
- ......???
- Giã gạo, dộng xuống mặt đất, so le hay rập tùy theo qui ước 2 bên.
- Khẽ, cũng chia đũa làm 2, rồi khẽ hai đầu vào nhau kêu cho ròn.
- Gạt, cũng như khẽ nhưng không được cho ra tiếng động.
(Sau mỗi lần Giã, Khẽ, Gạt đều có kết thúc bằng động đổi nẻ từ tay này sang tay khác, quên mất tên gọi)
- Chuyền, đôi hay chiếc tùy theo qui ước. Lúc này là vừa chuyền vừa hát bài:
Qua cầu
Ngắt ngọn rau răm,
Bỏ vô than thuốc,
Sắc đi sắc lại,
Cho đúng bảy phân,
Chuyền qua ba cái,
Chuyền về ba cái,
Sang cái tay,
Sang cái chân,
Bắt con một nhất.
(Bỏ đũa xuống, bắt từng chiếc, như đi canh một, nhưng không được đụng chạm vào cây đũa khác ngòai cây đũa đang bắt, vừa bắt vừa hát)
Một bắt một, (cho đến khi hết đũa)
- Nẻ, ôm bó đũa nẻ xuống đất hai đầu 6 cái, 10 cái tùy qui ước.
Xong hết một bàn. Được đi tiếp bàn khác hay không cũng là do qui ước. Có người chơi hay, làm tiếp luôn mấy bản.
- Rẻ, dồi banh chia bó đũa làm 2, khi bốc không được đụng vào 1/2 đũa còn lại.
- ......???
- Giã gạo, dộng xuống mặt đất, so le hay rập tùy theo qui ước 2 bên.
- Khẽ, cũng chia đũa làm 2, rồi khẽ hai đầu vào nhau kêu cho ròn.
- Gạt, cũng như khẽ nhưng không được cho ra tiếng động.
(Sau mỗi lần Giã, Khẽ, Gạt đều có kết thúc bằng động đổi nẻ từ tay này sang tay khác, quên mất tên gọi)
- Chuyền, đôi hay chiếc tùy theo qui ước. Lúc này là vừa chuyền vừa hát bài:
Qua cầu
Ngắt ngọn rau răm,
Bỏ vô than thuốc,
Sắc đi sắc lại,
Cho đúng bảy phân,
Chuyền qua ba cái,
Chuyền về ba cái,
Sang cái tay,
Sang cái chân,
Bắt con một nhất.
(Bỏ đũa xuống, bắt từng chiếc, như đi canh một, nhưng không được đụng chạm vào cây đũa khác ngòai cây đũa đang bắt, vừa bắt vừa hát)
Một bắt một, (cho đến khi hết đũa)
- Nẻ, ôm bó đũa nẻ xuống đất hai đầu 6 cái, 10 cái tùy qui ước.
Xong hết một bàn. Được đi tiếp bàn khác hay không cũng là do qui ước. Có người chơi hay, làm tiếp luôn mấy bản.
(Sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét