3/19/2013

PHỐI HỢP TRONG SỰ HIỆP MỘT TRONG CHUYỂN ĐỘNG CỦA GIA TỂ ĐỨC CHÚA TRỜI



Kinh Thánh: Ê-xê. 1:5-21; Rô. 12:4-8; Công. 1:14; 2:46; 15:25; Giê. 32:39; 1Cor. 1:10; Êph. 2:15; 3:16-17a; 2Cor. 2:10.
Rô. 12:4-84 Vì như trong một thân chúng ta có nhiều chi thể, và các chi thể không đồng một công dụng, 5 thì cũng vậy, chúng ta dầu nhiều mà vẫn một thân trong Christ, và là chi thể của nhau. 6 Vì chúng ta có các ân tứ khác nhau theo như ân điển đã ban cho chúng ta: hoặc ai nói tiên tri, hãy theo lượng đức tin mà nói;
7 hoặc ai phục sự, hãy chăm mà phục sự; hoặc ai dạy dỗ, hãy chăm mà dạy dỗ; 8 hoặc ai khuyên lơn; hãy chăm mà khuyên lơn, ai chẩn tế, hãy rộng rãi mà chẩn tế; ai cai trị, hãy ân cần mà cai trị; ai thương xót, hãy vui vẻ mà thương xót.
Công. 1:14Hết thảy những người ấy, với mấy người đàn bà, cùng Ma-ri mẹ Jêsus, và anh em Ngài đều đồng lòng hiệp ý, cứ bền đỗ mà cầu nguyện luôn.
2:46Hằng ngày họ đồng lòng hiệp ý cứ bền đỗ nhóm trong đền thờ luôn; còn ở nhà thì bẻ bánh, dùng bữa cách hớn hở thành thật
15:25nên chúng tôi đồng lòng hiệp ý lấy làm tốt mà chọn mấy người sai đi cùng kẻ yêu dấu của chúng tôi, là Ba-na-ba và Phao-lô, đến cùng anh em.
Giê. 32:39Ta sẽ ban cho chúng nó một lòng một đường lối như nhau, hầu cho kính sợ ta đời đời, để chúng nó và con cháu nối sau đều được phước.
1Cor. 1:10Anh em ơi, tôi nhơn danh Chúa chúng ta là Jêsus Christ mà nài khuyên anh em thảy đều đồng nói một lời; giữa anh em cũng đừng chia phe lập đảng, nhưng phải cùng nhau kết hiệp trong một tâm trí một ý kiến.
Êph. 2:15vì nhờ ở trong xác thịt Ngài mà Ngài đã bãi bỏ sự thù nghịch, là luật pháp bằng điều răn và giới mạng, để đem cả hai mà dựng nên một người mới trong chính Ngài, vậy là giải hoà
3:16-17a16 mà xin Ngài tuỳ sự giàu có của vinh hiển Ngài, nhờ Thánh Linh của Ngài lấy quyền năng mà ban cho anh em được nên mạnh mẽ trong người bề trong, 17 hầu cho Đấng Christ nhơn đức tin mà ngự trong lòng anh em.
2Cor. 2:10Nhưng anh em tha thứ gì cho ai, thì tôi cũng tha thứ; vì nếu tôi đã tha thứ gì ấy là vì anh em mà tha thứ ở trước mặt Christ



I. Toàn bộ Kinh Thánh từ Sáng Thế Ký cho đến Khải Thị trình bày một bức tranh trọn vẹn về gia tể của Đức Chúa Trời và sự chuyển động của Đức Chúa Trời trên đất để thực hiện gia tể của Ngài – Êph. 1:10; 3:9; 1Tim. 1:4.

II. Trong sách Ê-xê-chi-ên, gia tể của Đức Chúa Trời và chuyển động của Đức Chúa Trời trong gia tể của Ngài được tượng trưng bởi một bánh xe; trục của bánh xe vĩ đại này tượng trưng cho Đấng Christ là trung tâm của gia tể Đức Chúa Trời, và vành tượng trung cho người phối ngẫu của Christ, Hội Thánh, tổng kết trong Giê-ru-sa-lem Mới; các căm (nan hoa) những bánh xe lan ra từ trục đến vành tượng trung cho nhiều tín đồ là chi thể của Christ–1:15-21; đối chiếu Col. 1:17b, 18b; 3:10-11:
A. Hình dạng của những bánh xe cao lớn và đáng sợ trên đất bên cạnh những sinh vật sống ngụ ý rằng chuyển động của Đức Chúa Trời theo sau sự hợp tác của bốn sinh vật sống; nếu không có sự phối hợp, thì không có sự chuyển động của bánh xe vĩ đại của gia tể của Đức Chúa Trời – Ê-xê. 1: 15-21; Math. 6:10.
B.  Các bánh xe có hình dạng của bích ngọc hàm ý rằng bất cứ nơi nào bánh xe đi, nó đem theo sự hiện điện của Chúa; các bánh xe có cùng một hình dạng hàm ý rằng chuyển động của Chúa có cùng hình dạng và sự hiện diện trong mỗi Hội Thánh–Ê-xê. 1:16; Đan. 10:6; Khải. 1:12; 1Tês. 2:14.
C. Những vành cao và đáng sợ của các bánh xe đầy những mắt hàm ý rằng nếu chúng ta là một với Chúa trong chuyển động của Ngài, chúng ta sẽ có sự thấu suốt và sự thấy trước, sự khải thị của Ngài; càng tham dự vào trong chuyển động của Chúa, chúng ta sẽ càng có thể thấy–Ê-xê. 1:18; Êph. 1:17.
D. Bánh xe bên trong là động cơ, đi-na-mô, máy phát điện, làm cho bánh xe chuyển động; nếu chuyển động của chúng ta là thật, thì bên trong chuyển động của chúng ta phải là chuyển động của Chúa–cf. Rô. 1:9; 8:16; Col. 1:17-18.
E. Bánh xe theo sau những sinh vật hàm ý rằng chuyển động của công tác của Đức Chúa Trời tùy thuộc vào chuyển động của chúng ta–Ê-xê. 1:19; cf. Ê-xơ. 11:4.
F. Những bánh xe theo sau những sinh vật, và những sinh vật bước theo Linh, nhưng Linh ở trong những bánh xe, hàm ý rằng chuyển động của Chúa trong chuyển động của chúng ta là theo nguyên tắc nhục hóa–Ê-xê. 1:20; cf. 1Cor. 7:10; Công. 16:6-10.

III. Thực tại của Thân Thể Đấng Christ được tượng trưng trong Ê-xê-chi-ên 1 bởi bốn sinh vật, sự biểu lộ tập thể của Đấng Christ, đang sống ra sự sống của Christ theo cách tập thể và đang phối hợp với nhau như là một thực thể tập thể, Đấng Christ tập thể, vì sự biểu lộ, chuyển động và sự quản trị của Ngài–cc. 5-14, 20, 26; đối chiếu 1Cor. 12:12 và chú thích 2:
A. Những sinh vật chuyển động như là một thực thể trong sự phối hợp; mỗi một sinh vật hướng một hướng (hướng bắc, nam, đông và tây riêng biệt), và hai cánh của chúng giang rộng và tiếp giáp với cánh của những sinh vật kế bên, hình thành một hình vuông.
B. Dù những sinh vật chuyển động theo bất cứ hướng nào, không có bất cứ sinh vật nào trong chúng phải xoay, một đơn giản tiến thẳng tới trước; một đi lùi; và hai bên đi ngang.
C. Đây là một bức tranh đẹp về sự phối hợp trong Hội Thánh là Thân Thể Đấng Christ, mà trong đó mỗi chi thể có một vị trí và chức năng hay chức vụ cụ thể - Rô. 12:4-8; 1Cor. 12:14-30; Êph. 4:7-16.
D. Khi một chi thể thực hiện chức năng, người ấy chuyển động “thẳng tiến” để hoàn thành chức năng của mình, và những chi thể khác hỗ trợ anh ấy bằng cách chuyển động cùng một hướng, với một số “đi lùi” và một số khác “đi ngang”.
1. Sự phối hợp trong chức vụ: khi anh em mang gánh nặng phúc âm đang thực hiên chức năng, đang đi thẳng tới, anh em mang gánh nặng chăn dắt nên học tập đi lùi. Cũng vậy, khi anh em mang gánh nặng chăn dắt đang thực hiện chức năng và đang đi thẳng tới, anh em mang gánh nặng rao giảng phúc âm nên bước lùi. Những thánh đồ khác nên bước theo hai anh em này, bước đi ngang.
2. Sự phối hợp trong các buổi nhóm: chúng ta cũng nên thực hành loại phối hợp này trong các buổi nhóm. Một vài anh em thích la lớn, và một vài người khác thích im lặng hơn. Đôi khi những ai thích la lớn cần phải đi lùi và học tập im lặng. Khi khác những ai thích im lặng nên đi lùi và học tập ngợi khen Chúa lớn tiếng.
3. Trong nếp sống Hội Thánh chúng ta cần có thể đi thẳng tới, lùi lại và đi ngang. Điều này sẽ làm cho chúng ta được phối hợp thật sự.
4. Đi lùi là nói “Amen” với chức vụ, chức năng và gánh nặng của người khác. Khi một anh em tiến lên theo gánh nặng của mình, các anh em khác nên nói “Amen” và đi lùi trong sự phối hợp với anh ấy. Đi ngang cũng là nói “Amen” với chức năng và gánh nặng của người khác. Nan đề ngày nay là trong các Hội Thánh có quá nhiều sự xoay mình và quá ít anh em chịu đi lùi và đi ngang.

IV. Ê-xê-chi-ên 1:12 nói, “Mỗi con đi thẳng tới, Linh khiến đi đâu thì đi đó, không xây mình lại khi đi”:
A. Là những sinh vật của Christ, chúng ta nên bước theo Linh và không bước theo chính mình; nếu chúng ta biểu lộ Đức Chúa Trời, là phương tiện chuyển động của Đức Chúa Trời, và là người ủy thác của sự quản trị của Đức Chúa Trời, chúng ta phải bước đi theo Linh của Đức Chúa Trời.
B. Nếu anh em là người đang đi thẳng tới, anh em phải rất cẩn thận để bước đi theo sự dẫn dắt của Linh. Ê-xê-chi-ên 1:20 nói, “Bất cứ nơi nào Linh đi, họ đi. Và những bánh xe được nâng lên bên cạnh chúng, vì Linh của sinh vật ở trong những bánh xe.”
C. Sự phối hợp của bốn sinh vật là ở trong ân điển của Đấng Christ là quyền năng thần thượng, sức mạnh thần thượng, và sự cung ứng thần thượng, bởi vì những cánh chim ưng là những phương tiện mà bởi đó chúng được phối hợp và chuyển động như một– Ê-xê. 1:0, 11; Xuất. 19:4; Ê-xê. 4:30; 2Cor. 12:9; 1Cor. 15:10.
D. Kết quả của sự phối hợp của những sinh vật là chúng trở nên than đang cháy và đuốc đang cháy; càng phối hợp với nhau, chúng ta càng đốt cháy lẫn nhau; lửa thì không tĩnh lặng nhưng luôn luôn chuyển động và đi lại giữa các sinh vật, bởi vì sự tương giao của chúng cho phép Đức Chúa Trời tự do chuyển động giữa chúng, làm cho chúng hoạt động với quyền năng thần thượng và tác động theo sự hiệp một của chúng –Ê-xê. 1:13-14; Công. 1:14.

V. Trong sự khôi phục của Chúa, tất cả chúng ta nên có một lòng và một đường lối trong sự hiệp một để nói cùng một điều với cùng một miệng trong một người mới vì một công tác của một chưc vụ để xây dựng một Thân Thể - Giê. 32:39:
A. Chúng ta, những người được chọn của Đức Chúa Trời, đều nên có cùng một lòng–để yêu Đức Chúa Trời, để tìm kiếm Đức Chúa Trời, để sống Đức Chúa Trời, và để được cấu tạo bởi Đức Chúa Trời để chúng ta có thể là sự biểu lộ của Ngài–và một đường lối, chính Đức Chúa Trời Tam Nhất như là luật sự sống bên trong với khả năng thần thượng của của luật đó–31:33-34; Giăng 14:6a.
B. Một lòng và một đường lối này là sự hiệp một; các sự chia rẽ là kết quả của việc có một lòng vì điều gì đó khác hơn Christ và việc nhận một đường lối khác hơn Christ–Công. 1:14; 2:46; 4:24; Rô. 15:6; 1Cor. 1:9-10; 2:2.
C. Khi chúng ta có một lòng và một đường lối, chúng ta sẽ có Chúa như là thân vị duy nhất của chúng ta và ở trong sự hiệp một để nói cùng một điều với cùng một miệng trong một người mới – Rô. 15:1Cor. 1:10; Êph. 2:15; 3:16-17a; 2Cor. 2:10.
D. Điều này là để thực hiện công tác của Chúa trong một công tác của chức vụ, là để thi hành gia tể đời đời của Đức Chúa Trời để hành động chính Ngài trong Christ vào trong con người vì sự xây dựng Thân Thể Đấng Christ, tổng kết trong Giê-ru-sa-lem Mới–1Cor. 16:10; Êph. 3:8-11; 4:11-12; 1Cor. 3:9, 12a; Khải. 21:8-21.

VI. Chúng ta phải phụng sự lẫn nhau bởi phối hợp với nhau–Công. 1:14; 2:46; 2:24; 5:12; 15:25:
A. Để có thể thấy Thân Thể, chúng ta phải từ chối hồn độc lập; lời giới thiệu của Phao-lô về Sôt-then trong 1Cô-rinh-tô 1:1 chỉ ra rằng ông có ý thức Thân Thể và một linh phối hợp.
B. Bởi vì chúng ta không có ý thức rằng chúng ta cần người khác và người khác cần chúng ta vì sự phối hợp trong Thân Thể, một vài người trong chúng ta có linh của một học trò và linh của việc cần giúp đỡ - Math. 5:3:
1.  Phối hợp nghĩa là chúng ta không thể làm gì nếu không có nhau.
2.  Cảm thấy rằng chúng ta không cần nhau và chúng ta không cần tương giao là một hình thái kêu ngạo nhất; đó là điều xúc phạm nhất đối với Chúa và Thân Thể. Nếu chúng ta thiếu sự phối hợp với người khác, chúng ta sẽ luôn phê phán những gì họ làm.
C. Phước hạnh của Đức Chúa Trời dự trên sự hiệp một của chúng ta, hòa hợp trong linh với nhau, có sự phối hợp thật, và có sự hiệp một chân thật – Công. 1:14:
1. Khi chúng ta cung ứng lời, tương giao, và cầu nguyện, chúng ta không nên phê phán người khác; đặc biệt, khi chúng ta cầu nguyện với người khác, chúng ta nên tránh cầu nguyện theo cách ngược lại.
2. Chúng ta phải tuyệt đối tránh phê phán người khác trong chức vụ lời; phê phán người khác chỉ ra rằng chúng ta hẹp hòi, điều này dẫn đến sự chia rẽ - Gal. 5:19-21.
3. Chúng ta cần phải có một thái độ tôn trọng, hợp tác và phối hợp với người khác; cũng nên phục vụ người khác theo phần của mình và tôn trọng phần của người khác, bởi vì cả hai phần đều được Chúa ban cho; mỗi người nên có sự khiêm nhường không xem phần của mình cao hơn phần của người khác–Phi.2:3-4.
4. Các anh em cần phải học bài học phá vỡ, hỗ trợ người khác, và tôn trọng chức năng của người khác; chỉ theo cách này chúng ta mới có thể gìn giữ ý thức Thân Thể và sản sinh sự xây dựng giữa vòng chúng ta.
5. Tất cả chúng ta nên là một hồn để cầu thay, cung ứng, và hỗ trợ bất cứ ai đang nói một sứ điệp; nếu những ai phụng sự Chúa liên tục bất hòa thay vì ở trong sự hiệp môt, kẻ thù, các thánh đồ và thậm chí thiếu nhi sẽ biết điều đó.
6. Chúng ta không nên làm cho các thánh đồ có ấn tượng rằng sự phát ngôn của chúng ta thì cao hơn của người khác; thay vì thế, chúng ta nên làm cho các thánh đồ có ấn tượng rằng sự phát ngôn của chúng ta hòa hợp với sự phát ngôn của người khác.
7. Khi một anh em phát ngôn, một vài người có thể phê phán và nói trong lòng họ, “Tôi biết điều này rôi”; loại linh này phá hoại công tác của Đức Chúa Trời.
D. Tự cao dẫn đến sự phá hoại, nhưng khiêm nhường đêm đến phước hạnh–Châm. 16:18; 1Phi. 5:5.
E. Một nguyên nhân của việc thiếu sự xây dựng giữa vòng các anh em phụng sự là họ thếu tình yêu thương nhau:
1. Lời Chúa và sự cầu thay của Ngài cho chúng ta là yêu thương lẫn nhau–Giăng 13:34-35; 15:12, 17.
2. Cần có một tình yêu sâu rộng giữa vòng các anh em phụng sự; một tình yêu như vậy đến từ sự hiệp một của chúng ta với Chúa. Các trưởng lão và những đồng công nên chăn dắt lẫn nhau và yêu thương lẫn nhau để là gương mẫu cho nếp sống Thân Thể - 21:15-17.

VII.  Cả sự hiện diện của Chúa và sự chúc phước của Đức Chúa Trời cho tín đồ trong Hội Thánh dựa trên sự hiệp một của họ trong Linh, sự hiệp một giữa chính họ, và sự hòa hợp của họ trong việc cầu nguyện, công tác và tình yêu thương–Công. 4:23-32.

(W.L) 

4 nhận xét:

  1. Cả sự hiện diện của Chúa và sự chúc phước của Đức Chúa Trời cho tín đồ trong Hội Thánh dựa trên sự hiệp một của họ trong Linh, sự hiệp một giữa chính họ, và sự hòa hợp của họ trong việc cầu nguyện, công tác và tình yêu thương–Công. 4:23-32.
    AMEN, HALELLUJAH!

    Trả lờiXóa
  2. Phước hạnh của Đức Chúa Trời dự trên sự hiệp một của chúng ta, hòa hợp trong linh với nhau, có sự phối hợp thật, và có sự hiệp một chân thật – Công. 1:14

    Trả lờiXóa
  3. TÁT CẢ VÌ SỰ XÂY DỰNG THÂN THỂ ĐẤNG CHRIST, HA-LÊ-LU-GIA, AMEM!

    Trả lờiXóa
  4. THI THIÊN 133
    1 Kìa, anh em ăn ở hòa thuận nhau
    Thật tốt đẹp thay!
    2 Ấy khác nào dầu quí giá đổ ra trên đầu,
    Chảy xuống râu, tức râu của A-rôn,
    Chảy đến trôn áo người;
    3 Lại khác nào sương móc Hẹt-môn
    Sa xuống các núi Si-ôn;
    Vì tại đó Đức Giê-hô-va đã ban phước,
    Tức là sự sống cho đến đời đời.

    Trả lờiXóa