6/22/2011

ĐƯỜNG HƯỚNG THỜI GIAN TRONG SỰ KHÔI PHỤC CỦA CHÚA—Phần I

“ Và khiến cho mọi người đều thấy cuộc gia tể sự huyền nhiệm là gì, mà trải qua các thời đại đã được giấu kín trong Đức Chúa Trời, là Đấng đã sáng tạo muôn vật” (Eph.3:9).

Đức Chúa Trời có cuộc gia tể và kế hoạch của Ngài. Theo khát vọng của lòng Ngài, Ngài đang thực hiện từng bước một những gì Ngài đã trù hoạch trước khi sáng lập thế giới. Trong cõi thời gian và trong nguyên tắc sự nhục hóa, chúng ta thấy công tác và việc làm của Ngài....
Bài viết sau đây trình bày cách cốt yếu đường hướng thời gian từ thế kỷ thứ nhất đến thời hiện tại. Trong 20 thế kỷ nầy, Chúa đã dùng nhiều người tìm kiếm của Ngài thực hiện công tác khôi phục của Ngài. Họ bao gồm các sứ đồ đầu tiên mà đã hoàn thành sự khải thị, Kinh Tân Ước, các giáo phụ, các nhà tuận đạo dưới sự bắt bớ của đế quốc La-mã, các nhà cải chánh trong hội thánh Rô-ma, những người đã khai sinh cuộc cải chánh, các nhà huyền bí, Các anh em Morave, các Anh em Anh Quốc, các cơ-đốc nhân sự sống bề trong, các cơ-đốc nhân Tin Lành, các cơ-đốc nhân Ngũ Tuần, và những người liên hệ trong sự khôi phục hiện tại. Một số người nổi bật hơn giữa vòng các hạng loại nầy đều được chỉ tỏ trên đường hướng thời gian. Đây là những lời miêu tả vắn tắt về công việc của Chúa qua họ và trong họ.

I. CÁC SỨ ĐỒ ĐẦU TIÊN

1. Matthew: cũng được gọi là Lê-vi và theo Mác 2:14, ông là con của Alphaeus. Trước đó ông là người thâu thuế, về sau trở thành sứ đồ. Ông đã viết sách “Phúc Âm Matthew” khoảng năm 37-40 S.C. Ông đã rao giảng ở Judea, Ethiopia và Parthias và tuận đạo ở Ethiopia vào khoảng năm 60 S.C.

2. James: Em phần xác của Jesus Christ (Math. 13:55) và của Jude (Jude 1), nổi tiếng chung với Peter và John, là một cột trụ của hội thánh. Ông đã viết thơ tín James (Gia cơ), có lẽ khoảng năm 50 S.C.

3. Luke: Có thể là một người ngoại bang Hi Lạp, sống ở Tiểu Á, có nghề y sĩ. Luke đồng hành với Paul trong các cuộc hành trình chức vụ của ông ấy. Ông đã viết phúc âm Luke vào năm 60 S.C. và sách Công Vụ năm 67-68 S.C.

4. Peter: Trong phần mở đầu thư tín thứ nhất và thứ nhì của mình, ông tự xưng là “sứ đồ của Jesus Christ” cùng “nô lệ và sứ đồ của Jesus Christ”. Ông viết hai thư tín nầy cách riêng biệt vào khoảng năm 64-69 S.C. Trước kia ông là ngư phủ xứ Ga-li-lê, và là người đầu tiên được Chúa kêu gọi giữa 12 sứ đồ. Theo văn kiện Thánh Kinh, ông nổi tiếng vì được Chúa ban cho lời hứa để trở thành “người đánh cá người”, vì ông chối Chúa ba lần, vì ông giảng luận vào ngày Ngũ Tuần và vì ông giảng Phúc Âm cho nhà Cọt-nây. Về sau ông giảng ở Tiểu Á châu và Rô-ma, và có lẽ tử đạo vào năm 69-70 S.C.

5. Jude: ông đã viết thư tín Jude khoảng năm 69 S.C. Ông là em theo xác thịt của Chúa Jesus và James, là tác giả thư tín Jude.

6. Mark: Ông cũng được gọi là John, con trai của Mari, được đề cập trong hội thánh tại Jerusalem (Sứ 12:12), là anh em họ của Banaba (Col. 4:10). Ông làm thừa sai cho Banaba và Paul, và sống gần gũi Peter. Từ những ngày đầu tiên của hội thánh, phúc âm của ông được viết ra khoảng năm 67-70 S.C., được coi là văn kiện viết theo các bài giảng thuyết của Peter.

7. Phao-lô. Trước kia ông được gọi là Sau-lơ. Ông bắt bớ và trói nhiều người kêu cầu Danh Chúa. Ông được hoán cải qua việc Chúa biểu lộ cho ông, trên đường ông đi đến Đa-mách. Được Chúa ám chỉ như “chiếc bình chọn lựa của Ta, để đem danh Ta đến các dân ngoại, các vua và con dân Israel” (Sứ 9:15). Ông viết thơ Ga-la-ti ( khoảng 54 S.C.), 1,2Tê-sa-lô-ni-ca khoảng 54, 1,2 Cô-rinh-tô khoảng 59-60, Rô-ma 60, Ê-phê-sô 64, Phi-líp 64, Cô-lô-se 65, Phi-lê-môn 64, 1Ti-mô-thê 65, Tít 65, Hê-bơ-rơ 67, 2Ti-mô-thê 67. Ông bị cầm tù vào thời kỳ Caesar Nero bắt bớ, khoảng năm 67 và tuận đạo sau đó ít lâu.

8. Giăng: Là con trai của Xê-bê-đê, anh ông là James và mẹ là Salome. Năm 90, ông bị lưu đày ra đảo Bát-mô vì cớ lời Đức Chúa Trời và chứng cớ của Jesus. Trong thời gian đó, ông viết sách Khải Thị. Ông viết Phúc Âm Giăng ở Ê-phê-sô khoảng năm 90 và các thơ tín khoảng 90-95.

II. CÁC GIÁO PHỤ VÀ CÁC THÁNH ĐỒ TUẬN ĐẠO DƯỚI SỰ BẮT BỚ CỦA ĐẤ QUỐC LA-MÃ

1. Clement Của Rô-ma ( 30-96) Giám mục của hội thánh Rô-ma. Ông mang chứng cớ sáng tỏ cho giáo lý về Tam vị nhất thể, thần tánh của Christ, sự xưng nghĩa bởi ân điển, và sự hiệp nhất của hội thánh.

2. Ignatius (35-107). Giám mục hội thánh An-ti-ốt. Có ảnh hưởng trong hội thánh đầu tiên qua 7 thơ tín của ông. Cuối cùng lính La-mã hộ tống ông đến chỗ tuận đạo. Ông tuyên bố cùng những kẻ bắt bớ ông , “hãy ném tôi cho thú dữ, để nhờ chúng, tôi có thể được trở nên người tham dự Đức Chúa Trời”.

3. Polycarp (69-155). Do sứ đồ Giăng huấn luyện, về sau trở thành giám mục ở Smyrna. Các tác phẩm của ông thường trích dẫn Kinh thánh. Chiến đấu với tà giáo Trí huệ của Marcion, người mà ông gọi là “con đầu lòng của Satan”. Tuận đạo lúc tuổi cao, 86 tuổi.

4. Irenaeus (130-202) Môn đồ của Polycarp và là giám mục của Lyon. Đã viết tác phẩm “Đối kháng các tà giáo”, biện hộ đức tin chống lại Trí Huệ Giáo và các tà giáo khác. Christ trải qua tiến trình là A-đam cuối cùng, trong Ngài không chỉ những gì A-đam đầu tiên làm mất được khôi phục, nhưng mục đích của Đức Chúa Trời trong con người được hoàn thành. Khẳng định sự dạy dỗ là con người có thể trở thành Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

5. Hippolytus (160-235). Học trò của Irenaeus và là nhà biện giáo nổi tiếng, dạy các giáo lý có nguồn gốc từ Irenaeus. Đã viết tác phẩm “Đối kháng Praxeas”. Tranh cãi về một thể yếu và ba Thân Vị của Đức Chúa Trời tam nhất. Bày tỏ sự phân biệt giữa thần tính và nhân tính của Christ, mà sau đó có ảnh hưởng đến sự trình bày rõ ràng cho bài tín điều Nicene. Tranh luận với Trí Huệ Giáo (giáo lý của Marcion) và Docetism (Hư ảo thuyết). Bênh vực niềm tin cơ-đốc trước chính quyền La-mã.

6. Pantaenus (120-190). Nhà sáng lập trường Alexandria và làm đầu của trường dạy giáo lý vấn đáp.

7. Clement Của Alexandria (155-215). Sinh tại Athens. Môn đồ của Pantaenus và về sau là một giáo sư cao trọng ở Alexandria. Nhấn mạnh khi giải thích công tác của “Logos”, Christ, Đấng đã trở nên xác thịt.

8. Origen (185-254) Sinh tại Ai cập. Nối nghiệp Clement, làm đầu của trường dạy giáo lý vấn đáp tại Alexandria. Một tác giả phong phú. Một trong các tác phẩm rất nổi tiếng của ông là Hexapla, một ấn bản bao gồm Cựu Ước bằng tiếng Hebrew, Hi-lạp và các bản dịch Hi lạp của Aquila, Symmachus, Bản LXX, và Theodotion, cung ứng các lời chú thích. Đã thấy bản chất thuộc thiên của hội thánh, bao gồm mọi người đã kinh nghiệm quyền năng phúc âm đời đời trong đời sống của họ. Trong tác phẩm “Về sự cầu nguyện”, ông tranh luận rằng sự cầu nguyện không phải là “van xin” nhưng là “sự dự phần trong sự sống Đức Chúa Trời”.

9. Athanasius (296-373). Trợ lực hình thành bài tín điều Nicene vào năm 325. Sau đó trở thành giám mục ở Alexandria. Tranh đấu với tà giáo Arius và khẳng định thần tính của Christ. Trong tác phẩm của ông, “Về sự nhục hóa của Lời Đức Chúa Trời”, ông tuyên bố cách rõ ràng rằng, “Ngài đã thành con người hầu chúng ta được trở thành Đức Chúa Trời”.

10. Các Giáo sư Ở Cappadocia. Giải thích rằng Tam Vị Nhất Nhể là một Thể Yếu (ousia) trong Ba Thân Vị (hypostases).

10.1. Basil The Great (329-379). Giám mục ở Caesarea. Chịu ảnh hưởng chủ nghĩa tu viện và bênh vực nếp sống đơn giản. Được trổi lên trong các sự dạy dỗ của Origen và chống đối thuyết Arius. Nâng đỡ các giáo lý của tín điều Nicene.

10.2. Gregory Ở Nyssa (330-390). Em trai của Basil. Giám mục ở Nyssa. Người đầu tiên phân biệt giữa ousia (thể yếu) và hypostasis (thân vị) của Tam Vị Nhất Thể.

10.3. Gregory Ở Nazianzus (330-394). Giám mục của Constantinople. Một nhà diễn thuyết có khẩu tài. Tập ghi chú xứng đáng nhất là 5 bài diễn thuyết của ông về thần đạo chống lại phái Arius.

11. Ambrose (337-397) Giám mục Milan, làm báp-têm cho Augustine. Tán thành hội thánh nên đứng độc lập với nhà nước. Tuyên bố hoàng đế ở bên trong hội thánh, không ở bên trên hội thánh.

12. Jerome (340-414) Sinh tại Italy và về sau di chuyển đến Palestine. Dâng hiến cả cuộc đời cho tu viện và khuyến khích tín đồ thực hành nếp sống khổ hạnh. Dùng 20 năm để dịch Kinh Thánh ra tiếng Latin, bản Vulgate. Viết nhiều sách chú giải Cựu Ước và Tân Ước và các sách về lịch sử hội thánh.

12. Chrysostom (346-407). Giám mục Constantinople. Nhấn mạnh bước đi cơ-đốc. Các bài giảng của ông phần lớn là để giải thích Kinh Thánh và sự thực hành. Tôn cao chủ nghĩa tu viện, gìn giữ sự trinh khiết và giản dị trong các tác phẩm của mình. Tuận đạo.

13. Augustine (350-430). Giám mục ở Hippo, Bắc Phi. Nhiệt tình về sự hiệp nhất của hội thánh. Bác bỏ tà thuyết của Pelage. Đã viết “những lời thú tội”, “Thành phố của đức Chúa Trời” và “Tam Vị Nhất Thể”. Sách cuối cùng giải thích lẽ thật về Tam Vị Nhất Thể và để lại ảnh hưởng rất đáng kể trên nền thần học Cơ-đốc Tây Phương.

III. CÁC NHÀ CẢI CHÁNH TRONG THỜI Ỳ ÁM THẾ

1. Benedict ở Nursia (480-550). Khi còn trẻ học tại Rome, nhưng ông đến chỗ ghê tởm cuộc sống suy đồi của thành phố đó và cuối cùng sống ẩn dật trong một hang đá, để sống như một tu sĩ khổ hạnh. Thành lập trên 12 cộng đồng tu viện và trước tác qui luật tu hành. Được tôn trọng như “Tổ phụ của chủ nghĩa tu viện Tây Phương”
 
2. Paulicans.
Một nhóm tín đồ tại Tiểu Á châu và Armenia, tự nhận là các người nối nghiệp hội thánh sứ đồ, do đó tự tách biệt khỏi hội thánh Rô-ma. Họ theo Chúa bởi gìn giữ các sự dạy dỗ của các sứ đồ và giáo lý Kinh Thánh. Nhiệt thành bảo tồn và chuyển giao thể yếu Tân Ước. Các nhân vật chính yếu bao gồm: Silvanus (630-684) và Sergius (765-835).

3. Bogomils: Vào giữa thế kỷ thứ tám, một số tín đồ di chuyển đến Constantinople. Trong thế kỷ thứ 10, đã có các tín đồ di chuyển về phía tây, đến Bulgaria. Các cuộc di trú nầy tạo ra nhiều người hối cải và sáng lập các hội thánh. Một trong những nhân vật lãnh đạo là Basil (1070-1119), không mệt mỏi rao giảng và dạy dỗ, tán thành việc lao động bằng tay và không nhận lãnh điều gì từ dân ngoại. Ông hành nghề y sĩ để mưu sinh. Tuận đạo.

4. Albigenses: Có nhiều giáo đoàn tín đồ sống ở miền nam nước Pháp. Vì bất đồng với hội thánh Rô-ma, họ hình thành các hội chúng riêng. Cổ động một loại đời sống đơn giản và sùng đạo. Nhân vật rất nổi bật là Pierre De Brueys, mà trong những năm của tuổi 20, đã du hành và rao giảng, lôi kéo nhiều đám đông ra khỏi các sự mê tín để trở về các sự dạy dỗ của Kinh thánh và khôi phục lẽ thật về việc tin và báp-têm. Tuận đạo năm 1126.

5. Waldenses: Có lời tường trình rằng nhiều giáo đoàn tín đồ đã di chuyển từ Italy đến thung lũng Alpine vào thời sứ đồ Phao-lô. Họ tuân giữ nội dung hội thánh sứ đồ. Họ coi Kinh thánh là tiêu chuẩn ràng buộc cho các trật tự hội thánh. Một nhân vật nổi tiếng là Peter Waldo (1140-1217). Ông đã khôi phục sự thực hành việc sai phái các tín đồ từng đôi đi ra rao giảng phúc âm và cũng dịch Kinh thánh ra thổ ngữ Romania. Nhiều năm lao tác của ông tại Bohemia phát sinh một cuộc phục hưng. Vô số người bước theo, đa số những người đó đã dâng mình để du hành và rao giảng trải khắp nước Pháp, Italy, Germany, Austria, Thụy sĩ và Bohemia.

6. Francis ở Assisi (1182-1226): Nguyên thủy là con trai của một người giàu có. Bán hết tài sản ông và phân phát cho người nghèo. Thực hành đời sống nghèo nàn tình nguyện và khôi phục sự thực hành sự nghèo nàn tình nguyện. Thiết lập dòng tu Francisco để làm công tác truyền phúc âm.

7. Thomas Aquinas (1125-1274): Một học giả uyên bác, một tác giả phong phú và là một học giả hàn lâm ngoại hạng thời Trung cổ. Tác giả tác phẩm, ‘Summa Theologica”, được đánh giá là sự thành đạt cao nhất của sự hệ thống hóa thần học thời Trung cổ.

8.John Wycliff (1329-1384): Một hình ảnh nổi tiếng giữa các nhà cải chánh được biết là “nhóm Lollards” ở Anh quốc. Trong một luận án của mình, “The Kingdom of God” (vương quốc Đức Chúa Trời), ông bày tỏ rằng, “phúc âm của Jesus Christ là nguồn gốc duy nhất của niềm tín ngưỡng chân thật”, và chỉ Kinh thánh là chân lý. Ông muốn giữ ý tưởng “chỉ những ai đồng hóa với Kinh thánh có quyền năng”. Biện hộ rằng các tín đồ có thể có sự tương giao trực tiếp với Đức Chúa Trời, do đó chối bỏ uy quyền độc chiếm của nhóm Ni-cô-la. Dịch Kinh thánh ra tiếng Anh, tổ chức nhiều toán người du hành rao giảng các sự dạy dỗ của Kinh Thánh cho cả Anh Quốc

9. Jerome của Prague (1371-1416): Khi còn là một sinh viên ngoại quốc tại Anh quốc, ông đã lắng nghe và chịu ảnh hưởng của Wycliff. Khi trở về Prague, ông dạy rằng mọi người tìm kiếm sự cứu rỗi phải trở về các sự dạy dỗ của phúc âm và rằng giáo hội La mã đã sa bại khỏi giáo lý của Christ. Tuận đạo.

10. John Huss (1373-1415): Chịu ảnh hưởng của Jerome ở Prague, khuyên rằng sự cứu rỗi bởi ân điển qua đức tin, không cần công việc của luật pháp, và con người không thể được Đức Chúa Trời chấp nhận nếu không có sự kỉnh kiền của đời sống. Tuận đạo. Trước khi bị hành quyết, ông tuyên bố, “ tôi được an ủi cách lớn lao bởi lời nói nầy của Christ: phước cho các ngươi khi loài người ghét các ngươi—Một lời chào tốt và tốt nhất—Các chiến sĩ của Christ...đã nhận lãnh mão miện của sự sống”.

11. Các Anh Em Của Đời Sống Chung: Do Gerard Groote (1340-1384)Jan Van Ruysbroeck ở Hòa Lan thành lập. Dù được sinh ra trong gia đình giàu có, Groote thuận phục cách sâu xa với chủ nghĩa tu viện và chủ nghĩa huyền bí, rồi sau đó ông từ bỏ mọi sự để sáng lập tu viện của đời sống chung. Tham dự công tác rao Tin Lành. Thành lập một mạng lưới trường học để quyết tâm giúp đỡ thanh niên nghèo có được học vấn thuộc linh, do đó dự bị học vấn lành mạnh căn cứ trên Kinh thánh cho xã hội thời kỳ đó. Thomas à Kempis, tác giả của quyển “Imitation of Christ” (Gương của Christ) và Erasmus cũng là học sinh của các trường học đó. In Kinh thánh và xuất bản Thánh ca. Đem lại sự đóng góp lớn lao cho cuộc Cải Chánh sau nầy.

12. Thomas À Kempis (1380-1471): Được nhìn nhận là tác giả của quyển Imitation of Christ, đó là tác phẩm cổ điển của phái huyền bí. Coi nếp sống cầu nguyện là đường lối duy nhất để tăng trưởng trong sự sống. Hội nhập sự tương giao với Đức Chúa Trời vào nếp sống thực tiễn. Giúp đỡ các tín đồ xem xét kỹ, nếu họ thực sự biết đường lối của thập tự giá.

13. Erasmus (1466-1636): Ấn hành bản Tân ước Hi lạp với bản dịch mới tiếng Latin cặp theo, có lời chú thích và các đoạn văn nhái lại, do đó làm cho các tín đồ tiếp cận được sự khải thị thần thượng, các lời dạy dỗ của Christ và các sứ đồ. Đem đến sự thúc đẩy cho trào lưu Cải chánh bên trong giáo hội Rô-ma.

14. Anh Em Liên Hiệp: Suy gẫm lại nguyên tắc của hội thánh để trở về hội thánh chân thật của các cơ đốc nhân đầu tiên. Nhấn mạnh sự thánh khiết của đời sống do Christ và các sứ đồ đã dạy dỗ trong kinh thánh. Khẳng định rằng: “kẻ thu nhiều cũng không dư, người thu ít cũng chẳng thiếu” (2 Cor. 8:15). Có tác phẩm và thánh ca dồi dào. Nhấn mạnh về sự học lẽ thật, đặc biệt về sự cứu rỗi bởi đức tin—Nhân vật chủ yếu là Lukas của Prague (?—1528).

(Xem tiếp phần II)

(Nguồn: Living Stream Ministry, USA)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét