4/01/2024

Các ý nghĩa về bánh và chén: Cả hai đều là những biểu tượng:

Ý nghĩa của Bánh là gì? 

Bánh trong Kinh Thánh tượng trưng cho sự sống. Trong Giăng 6:33-35, Đấng Christ phán rằng Ngài là bánh sự sống để ban sự sống cho thế giới.  Trong Giăng 6:48, Đấng Christ lại phán: “Ta là bánh sự sống”; bánh sự sống hàm ý đến bản chất của bánh, tức là sự sống. Khi chúng ta thấy hay nhận được bánh mà chúng ta bẻ, chúng ta nên suy ngẫm thể nào Chúa đã trở nên xác thịt vì chúng ta, thể nào Ngài đã chết vì chúng ta trong xác thịt, và thể nào thân thể Ngài đã vỡ ra vì chúng ta và ban cho chúng ta để chúng ta có thể có sự sống của Ngài. Bánh này tượng trưng cho cho thân thể vật lý của Chúa.

Bánh trong Kinh thánh cũng tượng trưng cho một thực thể tập thể. Trong 1 Cô-rin-tô 10:17, bánh là một biểu tượng của một sự kết hợp hữu cơ – một Thân thể tập thể: “Chúng ta, tuy nhiều, cũng chỉ là một Thân thể.” Bánh theo phương diện này tượng trưng cho điều gì đó ra từ Chúa trong sự phục sinh. Trước sự chết của Ngài, Chúa Jesus là một hạt lúa mì đơn độc – Gi. 12:24. 2) Nhưng kết quả sự chết của Ngài trong sự phục sinh là nhiều trái, một thực thể tập thể, một ổ bánh, một Thân thể tập thể.  Tất cả các tín đồ, những hạt lúa mì (Gi. 12:24) được nhào thành bột mịn và sau đó hòa lẫn với nhau hình thành nên một ổ bánh (1 Cô. 10:17). Trong một ổ bánh, chúng ta thấy tất cả con cái của Đức Chúa Trời là một.  

Về một mặt, chúng ta nhớ Chúa và vui hưởng Ngài bằng cách nhận lấy thân thể mà Ngài đã ban cho chúng ta trên thập tự giá trong sự chết của Ngài; mặt khác, chúng ta vui hưởng Thân thể huyền nhiệm mà Ngài đã sản sinh qua sự phục sinh của Ngài từ kẻ chết bằng cách tương giao với tất cả các thánh đồ trong Thân thể huyền nhiệm này và làm chứng về sự hiệp một của Thân thể huyền nhiệm này. (Dàn bài Học kỳ 1 FTTVN)

Ý nghĩa của chén là gì?

Trong Kinh văn, rượu nho được gọi là chén.  Tuy nhiên, bánh không được gọi là đĩa.  Vậy thì tại sao Kinh Thánh gọi rượu nho bằng vật chứa đựng nó?  Chén trong Kinh văn tượng trưng cho “phần hưởng.”

Thi Thiên 16:5 chép: “Chúa là phần hưởng của…chén tôi.”

Thi Thiên 23:5 chép: “Chén tôi đầy tràn.”

Trong Thi Thiên 116:13, chúng ta có chén của sự cứu rỗi; đây là phần của Đức Chúa Trời phân định cho dân Ngài.

Trong Khải Thị 14:10, chúng ta có chén thạnh nộ của Đức Chúa Trời; đây là phần của Đức Chúa Trời đối với những người từ chối Ngài. Phần chén của một tội nhân là “chén thịnh nộ của Ngài”, đầy “rượu phẫn nộ của Đức Chúa Trời.”  Đấng Christ đã uống chén này cho chúng ta (Gi. 18:11). Khi Đấng Christ uống chén thạnh nộ, huyết Ngài đã đổ ra, và điều này đã đem sự cứu rỗi đến cho chúng ta, đem đến cho chúng ta một chén mới. Theo Tân Ước, trong 1 Cô-rin-tô 10:16, chén mới này được gọi là chén phước hạnh. Theo Cựu Ước, trong Thi Thiên 116:13, chén này được gọi là chén cứu rỗi.  Trong buổi nhóm bàn Chúa, chúng ta nên suy gẫm về Chúa và những điều Ngài đã làm cho chúng ta không chỉ khi chúng ta thấy hay nhận bánh mà chúng ta bẻ, nhưng cũng khi chúng ta thấy hay nhận chén mà chúng ta uống. (Dàn bài học kỳ 1 FTTVN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét